Dưỡng Linh

Tội Lỗi Và Sự Công Bình
Kinh Thánh: Sáng-thế-ký 3

I. Tội lỗi và sự công bình có liên quan gì không?  Xin cắt nghĩa.

  • Từ Sáng 3 cho đến Khải ghi lại những xung đột giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan, tội lỗi và sự công bình, và kêu gôi tội nhân để ăn năn tin nhận Đức Chúa Trời.
  • Cả Kinh Thánh đều nói về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua ân điển của Chúa Jêsus. Nếu tội lỗi mà A-đam và Ê-va đã phạm chỉ là một câu chuyện thần thoại, và sự sa ngã của loài người không xảy ra, thì đức tin Cơ-đốc-nhân chỉ được xây dựng trên những điều tưởng tượng, và sự hy sinh của Chúa Jêsus trên thập tự giá là vô ích.

II. Cám dỗ là gì? Ai là người cám dỗ?

  • Cám dỗ là một cơ hội để thực hiện việc tốt bằng phương cách xấu. Thí dụ: Thi đậu thì tốt nhưng thi bằng cách gian lận là xấu.
  • Sa-tan là người cám dỗ. Sa-tan trò chuyện với người nữ từ (1b – 5). Thật sự vui hưởng mọi điều mà không có hậu quả nào là một cơ hội tốt.
  • Sa-tan không những là  người cám dỗ, nhưng là một kẻ thù lợi hại mà các nhà văn, nghệ sĩ, diễn viên đã châm biếm qúa nhiều đến nỗi không tin Sa-tan thật sự hiện hữu.
  • Sa-tan có thật. Sáng 3 Sa-tan được ví sánh với con rắn. Con rồng (Khải 12), Sư tử rống (I Phi-e-rơ 5:8), Kẻ hủy diệt (Khải 9:11), kẻ giết người và cha sự nói dối (Giăng 8:44), quỉ dữ và vua chúa đời này (Giăng 12:31),
  • Chiến lược cám dỗ của Sa-tan: Nguy trang bộ mặt thật: Con rắn, thiên sứ sáng láng (II Cô 11:14),  sự công bình giả (Rô 9:30-31), kẻ hầu việc giả (2 Cô 11:13-16), Tin lành giả (Ga 1:6-10), các anh chị giả chống lại Tin lành thật (2 Cô 11:26).
  • Sa-tan đặt nghi vấn về Lời Đức Chúa Trời (1B): Ê-va nghe lời Sa-tan, cho nên, bà bắt đầu nghi ngờ sự nhân từ và chân thật của Đức Chúa Trời.
  • Sa-tan phủ nhận Lời Đức Chúa Trời (4): Ê-va đã tin lời Sa-tan nói là đúng. Khi chúng ta suy nghĩ trái ngược với Lời Đức Chúa Trời thì hãy xem Thi-thiên 91:4; Êph 6:14-16).
  • Sa-tan thay thế Lời Đức Chúa Trời bằng lời nói dối của nó (5): Ai cũng muốn giống như Đức Chúa Trời, cho nên, chạy theo sự ngu dại và dối trá (Rô 1:18-25).  

III. Hậu quả của tội lỗi là gì? Điều gì gây nên hậu quả tội lỗi?

  • Không tin vào sự chân thật mà tin vào những điều giả dối (2 Tê 2:10):
  • Sự bất tuân (6): Ê-va bị lừa dối nhưng A-đam cố tình phạm tội. ó là lý do mà Phao-lô nói A-đam là người đem tội lỗi và sự chết vào trong dòng dõi loài người. Tội lỗi đang cai trị trong thế gian này (Rô 5:12-21), như trong A-đam mọi người đều chết. Nhưng tin nơi Chúa Jêsus thì chúng ta được cất khỏi A-đam và nhận sự công bình của Đức Chúa Trời (1 Cô 15:22).
  • E-va phạm tội vì bị quyến rũ đối với trái cây cấm. Bà bước đi bởi mắt thấy chứ không bởi đức tin nơi Lời Đức Chúa Trời. Tương tự với I Giăng 2:16). Đây là những điều mà con dân Chúa suy nghĩ giống như thế gian và bắt đầu sống giống như họ.
  • Sự hiểu biết (7a): Giống Đức Chúa Trời. Việc phơi bày thân thể lõa lồ là chuyện bình thường không xấu hổ trước khi loài người chưa phạm tội, nhưng sau khi ăn trái cấm họ biết rằng họ lõa lồ.
  • Sự xấu hổ (7b): Tội lỗi khiến họ xấu hổ về mình bèn nhanh chóng tìm vật che thân. Dù tin Chúa hay không thì con người cũng bị lương tâm tố cáo khi làm sai và tán thưởng khi làm đúng. (Rô 2:12-16). Kinh Thánh gọi những người biết sai mà cứ tiếp tục làm “là kẻ có lương tâm đã lì” (1 Ti 4:2); hoặc lương tâm xấu (Hê 10:22).      
  • Khi con người không còn xấu hổ về tội lỗi mình, thì phẩm chất của mình không còn  nữa (Giê 3:3; 6:15; 8:12). A-đam và Ê-va nhanh tay lấy lá che thân  khi biết mình lõa lồ. Ngày nay tội lỗi này được phô trương công khai qua phim ảnh v.v.
  • Sự sỡ hãi (8): Người muốn trốn tránh là vì mặc cảm tội lỗi. Mặc cảm và sợ hãi thường đi đôi với nhau. A-đam thừa nhận sợ nên tìm cách trốn tránh Chúa (10). Tìm cách trốn thì thật là vô ích (TT 139:1-12), nhưng tội nhân vẫn cố thử điều mình không thể làm được.
  • Sự xấu hổ, sự sợ hãi và mặc cảm đã biến đổi con người bên trong đến nỗi A-đam và Ê-va không thể vui hưởng hạnh phúc gia đình trong khu vườn E-đen nữa. Đó là lý do mà Chúa Jêsus chịu chết trên một cây để tội nhân sợ xấu hổ, sợ hãi, mặc cảm đến với Chúa và tìm được sự tha thứ.  

IV. Làm sao để tội lỗi được phục hồi?

  • Trước hết tìm cách chạy đến với Chúa, xưng tội và cầu xin ơn thươnng xót tha thứ của Chúa, chứ không tìm cách chạy trốn khỏi mặt Chúa. Phản ứng của A-đam và Ê-va cũng như những ngày nay là chạy trốn Chúa và Ngài đã phải bỏ giờ nghỉ ngơi ngày Sa-bát của Ngài để đi tìm họ. “Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời.” (Rô 3:11).
  • Mục đích Chúa Jêsus đến thế gian là “Tìm và cứu kẻ bị mất” (Lu 19:10). Ngài đã phài bỏ thì nghỉ ngơi ngày Sa-bát để chữa lành người bịnh (Gi 5:1-16), và một người mù (Gi 9:1-41).
  • Đức Chúa Trời biết mọi sự nhưng tại sao phải đi tìm A-đam và Ê-va? (9-13). Trước hết, Ngài tìm để đặt những câu hỏi vì lợi ích của họ. Chúa cho họ cơ hội đối diện với những sự thật và thành thật xưng tội lỗi mình. Chúa đang đối xử với họ như một người Cha có lòng tan vỡ nói với những đứa con bướng bỉnh của mình trong tình yêu.
  • Không nên đổ lỗi để bào chữa cho tội lỗi của mình. Bào chữa tức là không cảm biết sự ghê gớm của tội lỗi mình hoặc không muốn xưng tội và ăn năn.
  • Chúa là tình yêu (I Gi 4:8), nhưng Chúa cũng là Đấng công bình cho nên Ngài không thể  không trừng phạt kẻ phạm tội lỗi. (Xuất 34:7). Muốn tội lỗi mình được phục hồi với Chúa thì chúng ta phải tin nhận Chúa Jêsus.
URL Counter