Lịch Sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam

Chương VII
HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT-NAM
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN ÐÔNG DƯƠNG
(1954-1965)

KẾT QUẢ HIỆP ÐỊNH GENEVE NĂM 1954:
Theo sau sự chiến thắng lớn của Quân đội Nhân dân Việt-nam tại Ðiện Biên Phủ và sự ký kết Hiệp định Geneve ngày 21.7.1954, Việt-nam bước vào một kỷ nguyên mới. Xứ đã thật sự chia rẽ nhiều phân khu trong thời chiến nay được chính thức chia làm hai quốc gia riêng biệt dọc theo sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17, với sự chúc lành của Liên Xô, Cộng hòa Nhân Dân Trung hoa, Anh và Pháp. Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Ðảng Lao Ðộng của ông đảm nhiệm việc kiểm soát tuyệt đối miền Bắc, mệnh danh là Nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa, trong khi tương lai của miền Nam giao vào tay Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm. Ông này sau trở thành Tổng Thống Việt-nam Cộng hòa sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.1955, cũng đồng thời truất phế Cựu Hoàng Bảo Ðại khỏi địa vị Quốc trưởng.
Giữa tháng 7.1954 và tháng 7.1955, có hơn tám trăm ngàn người di cư từ Bắc đổ vào cảng Sàigòn và Trường bay Tân Sơn Nhất, cũng như các thị trấn biên giới từ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên. Cuộc di cứ vĩ đại trong lịch sử Việt-nam, gồm lại 375.348 người Công Giáo Lamã, 182.817 Phật tử và a.014 người Tin Lành. Sự đến của trên 860 ngàn người Bắc di cư tạo nên một nan đề dường như không thể vượt qua cho miền Nam mà nền kinh tế đã tan tác bởi 8 năm chiến tranh. Tuy nhiên nhờ tài lãnh đạo của địa phương và viện trợ ngoại quốc, cuối năm 1957 ít nhất 300.000 dân di cư đã được định cư trong 300 làng mới, trong khi những người khác thích ứng sống ở các thành phố của họ và vùng nông thôn.
CHính phủ Ngô Ðình Diệm, với sự giúp đỡ của các Cố Vấn Mỹ, đã thành công trong việc kiểm soát đạo binh Việt-nam từ tay người Pháp và bộ hạ Việt-nam cua ủọ, chấm dứt những đặc quyền kinh tế to lớn dành cho người Pháp tại Nam Việt-nam sau khiệp định Geneve. Cuối cùng, quay sang chống với chính các giáo phái – đã thật sự chia miền Nam (trước kia là Nam kỳ) thành những khu vực ảnh hưởng. Quân đội Diệm đã trục xuất bộ đội Bình xuyên đã từng kiểm soát Nhà Công An Quốc gia và những nơi chứa cờ bạc và mại dâm trong nhiều năm và cuối tháng 10.1955, hoàn toàn tiêu diệt hoặc bị bắt trong Rừng Sát, phía Ðông Sàigòn.
Các tướng Cao Ðài bị buộc phải sát nhập hầu hết số 25.000 bộ đội họ với đội quân quốc gia, và khu Thánh thất ở Tây ninh đã bị quân đội chiếm đóng tháng hai năm 1956. Ðóng trước một cái nêm ở giữa các vị tư lệnh Hòa Hảo, Trần văn Soái, Lê Quang Vinh, Làm Thành Nguyên và Nguyễn Giác Ngộ, quân đội chính phủ đã chiếm đóng lãnh địa Hòa Hảo tháng 4.1956. Họ bắt được Lê Quang Vinh tự là Ba Cụt, vị tướng lãnh nổi bật nhất của giáo phái cuối cùng bị kết án tử hình và bị lên máy chém ở Cần thơ, một thành lũy trước kia của Hòa Hảo.
Cũng thích thú mà chú ý rằng những Hiến Pháp của cả hai nên Cộng hòa Việt-nam đều chứa đựng những điều khoản đảm bảo tự do tín ngưỡng cho các công dân. Và Hiến pháp miền Nam Việt-nam năm 1956, điều khoản 17, qui định rằng: “Mỗi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành đạo và dạy đạo, miễn là sự vận dụng những quyền này không trái với đạo đức”. Việt-nam Dân chủ Cộng hòa tái xác nhận trong Hiến Pháp năm 1960 những điều khoản cho ‘quyền căn bản’ đã ghi bởi Hiến pháp năm 1946” Công dân Việt-nam Dân chủ Cộng hòa hưởng tự do tín ngưỡng, họ có thể thi hành hoặc không thi hành một tôn giáo”.[1]  Năm 1955, chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa đã ra một ban thưởng được mệnh danh là ‘Nghị Ðịnh Tự Do Tín Ngưỡng’ (tôn giáo). Bản này được đăng trên báo Nhân Dân số 499. Tài liệu này xác minh quan điểm chính thức về tự do tín ngưỡng đã tình cờ xen vào trong các Hiến pháp năm 1946 và 1960. Tủy theo Nghị định này, tôn giáo chỉ được giảng tại nhà thờ, trường lý đoán, hoặc các nhà trường do giáo hội điều khiển, không được giảng trong các hội trường của các làng không Cơ-Ðốc. Hàng giáo phẩm Cơ-Ðốc không được phép thăm viếng các nhà thương vì mục đích tôn giáo, trừ phi họ được người bịnh đích thân mời. Ðiều này được giải thích như là phận sự của chính quyền để đảm bảo tự do tín ngưỡng cho mọi người, bằng cách bảo vệ họ không bị tuyên truyền điều mà mình không thích. Ngay trong các nhà thờ, hàng giáo phẩm phải giảng về lòng ái quốc, nghĩa vụ của các công dân, sự trung thành với chính phủ, v.v… Thật ra chính sách của Việt-nam Dân chủ Cộng hòa là bao dung các đoàn thể tôn giáo hiện hữu, hạn chế sự điều hành trong vòng giáo dân hiệu hữu, như vậy chỉ để chút ít, nếu có, điều khoản cho sự truyền bá đức tin.
Chính phủ Ngô Ðình Diệm mặt khác đã thực hiện ở miền Nam một chính sách tự do tín ngưỡng, nhưng đặc biệt ưu đãi giáo hội Công Giáo Lamã. Nơi nào các giáo phái chính từ bỏ những hoạt động chính trị, hoặc biến họ thành những cố gắng thân chính phủ, tín đồ của họ mới được tự do ít hay nhiều hành đạo. Tuy nhiên, những liên hệ Phật giáo và chính phủ ngày càng bị mây mù bao phủ bởi những tranh luận về ‘ưu đãi và phân biệt’ đến năm 1963, thì đến tuyệt điểm là sự tàn sát 8 Phật tử tại Huế, sự chết của một số tăng lữ Phật giáo bằng cách tự thiêu, mật vụ của ông Ngô Ðình Nhu tấn công chùa chiền, theo sau là sự bắt giam hàng loạt sư sãi, tăng ni và giết hại nhiều người khác. Sau khi lật đổ chế độ Ngô Ðình Diệm ngày 1.11 năm 1963, tất cả các tôn giáo ở Nam Việt-nam, nói chung, hưởng sự tự do thờ phượng, đó là điều chính phủ quan tâm. Tuy nhiên, giữa tháng 11/1963 và cuối 1965, bị bêu xấu bởi cuộc tranh đấu lưu huyết giữa Phật tử và tín đồ Công Giáo Lamã, mấy lãnh tụ Phật giáo không tránh nổi sự cám dỗ của ‘thuyết thắng thế’ và đề xướng một phong trào thăng tiến Phật giáo lên hàng quốc giáo. Nhs ự đụng độ giữa các phần tử hiếu động của cả hai đức tin xảy ra lẻ tẻ hồi tháng 9.1964 tại Ðà-nẵng, Huế, và khu vực Sàigòn, và những người Công Giáo Lamã bị bắt bớ, ám sát, mấy người bị thương tích, bị giết trên giường họ trong vòng phụ cận Ðà-nẵng. Linh mục Hoàng Quỳnh, lãnh tụ của Ủy ban Trung Ương Bảo vệ Công giáo đã nói lên thái độ của ông đối với sự bạo động tôn giáo trong một thông tri:
Những người Công giáo đang tự hỏi không biết đứng trước sự hăm dọa đối với sự tổn hại và tài sản của họ, họ có quyền tự binh vực mình và những người khác nữa, mà không phải sợ bị tố cáo là kiếm chuyện với Phật tử. Trong nhiều cuộc đàm thoại với Hòa thượng Thích Tâm Châu (môt trong ba vị lãnh tụ có thế lực của Phật giáo Thống nhất) chúng tôi đồng ý với nhau là Phật tử và người Công giáo chẳng bao giờ sử dụng bạo động và phá hoại an ninh công cộng. Nhưng khi mạng sống và tài sản bị lâm nguy, người Công giáo cũng như Phật tử có nghĩa vụ phải tự binh vực mình và người khác nữa, và chẳng ai sẽ bị tố cáo là đã gieo rắc rối và bạo động”.
Thời gian tạm nghỉ ngắn ngủi giữa sự lật đổ chế độ Ngô Ðình Diệm năm 1963, và sự đến của Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ năm 1965, thấy hai đoàn thể tôn giáo lớn này can dự sâu xa đến chính trị và lần lượt thử phế bỏ hết chính phủ này đến chính phủ kia. Tình huống trở nên tạm ổn định sau khi Thượng tọa Thích Trí Quang và mấy Phật tử chiến đấu khác thất bại trong việc lật đổ chính phủ Nguyễn Cao Kỳ năm 1966.
SỰ TỰ TRỊ CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM:
Như kết quả của sự chia xứ làm hai quốc gia, Hội thánh Tin Lành Việt-nam thấy giáo dân của mình tập hợp lại thành 2 Hội thánh tuốc gia, là Hội thánh Tin Lành Việt-nam, họ thích giữ cái tên tổng quát đó cho cả các Hội thánh miền Nam lẫn miền Bắc, vì trên 90% tổng số Tin Lành cư ngụ ở miền Nam từ vĩ tuyến 17, và Hội thánh Tin Lành Việt-nam miền Bắc gồm lại vài ngàn người tập kết lại thành 20 Hội thánh và được 13 mục sư rd chăn giữ.
Khỏi cần phải nói, Hội thánh Tin Lành Việt-nam ở miền Bắc trở nên hoàn toàn độc lập khỏi mọi can thiệp hoặc ảnh hưởng ngoại bang. Mục sư Dương Tự Ấp trở thành vị Hội trưởng đầu tiên, và giữ chức vụ này cho đến khi ông qua đời năm 1964, Chức vụ Hội trưởng được kế vị bởi Mục sư Hoàng Kim Phúc (1964-1968) và Mục sư Bùi Hoành Thử. Sau 1958, một Hội đồng quốc gia được triệu tập hằng năm tại Hà-nội và thường được tiếp nối bởi các ‘Hội Ðồng Phục hưng khác’[2] . Một Trường Kinh Thánh được mở tại Hà-nội, nhằm huấn luyện người hầu việc Chúa giữa các năm 1961-1963. Cả hai đều có một con số khá tương  đối hiện diện[3] . Ðoàn học viên gồm hầu hết các bạn trẻ và mấy thủ lãnh tín đồ thế tục cao tuổi, kể cả một bà lão 70 tuổi. Nếu một người có thể phán đoán từ bức hình chụp kỳ Hội đồng 1962 tại Hà-nội, số tham dự cũng chẳng thua một Hội đồng nào trong thời kỳ tiền chiến khi có số đông người tham dự các hội đồng Bắc hạt.
HỘI ÐỒNG TỔNG LIÊN HỘI NĂM 1955 TẠI GIA ÐỊNH:
Hội đồng Tổng Liên Hội của Hội thánh Tin Lành Việt-nam được triệu tập vào ngày 21-27.9.1955, tại nhà thờ mới cất ở Gia định gần Sàigòn. Người ta nhớ đến nó như Hội đồng đầy biến cố trong lịch sử Hội thánh Tin Lành quốc gia.
Theo sau Chiến dịch Tố Cộng, một phong trào toàn quốc được tổ chức bởi Ngô Ðình Diệm. Ông Bùi Trí Hiền, một mục sư trẻ ở Nam hạt và là nhân viên Ủy ban Cứu tế Người Tị nạn (tại vùng Sàigòn – Gia-định) định phát khởi chính chiến dịch của ông để tố cáo các phần tử thân Cộng ản trong Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Mục tiêu đầu tiên của ông là Hội trưởng, Mục sư Lê văn Thái, mà ‘cảm tình thân Cộng’ của ông theo báo cáo đã phản ánh trong sự báo cáo riêng của ông mới đây với Hội đồng Nam hạt về cuộc hội kiến với Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Ông Hiền thiết lập chínhy Ủy Ban Trung Ương của Chiến dịch Tố Cộng của ông trong Hội thánh Tin Lành Việt-nam, ra lệnh cho tất cả những Hội thánh địa phương với những chỉ thị đặc biệt về sự tổ chức và điều hành chiến dịch tố Cộng, với những sự buộc tội chống Mục sư Lê văn thái. Tuy nhiên, các Hội thánh địa phương hoàn toàn không đồng ý và không để ý đến lịnh này. Họ chối bỏ những hoạt động của ông Hiền, cho rằng đó là vấn đề thuần túy chính trị không liên hệ gì với Hội thánh. Một số tín đồ và truyền đạo đã chứa chấp đôi chút nghi ngờ và chờ đợi vấn đề được làm sáng tỏ bởi Hội đồng Tổng Liên Hội ở Gia-định.
Ngày khai mạc Hội đồng, ông Hiền dẫn vài tín đồ và mật vụ vào nhà thờ trong giờ thờ phượng. Tạo ra tiếng động lồn áo với sự trợ giúp của mấy người đi theo cải trang ở trong Hội chúng. Ông ra lịnh cho lính kín bắt mục sư Lê văn Thái tại tòa giảng. Cách bình tĩnh và giữ được thế quân bình, ông Thái tuyên bố sẵn lòng nộp mình cho nhà chức trách nếu họ có trát bắt của Chánh án địa phương. Sau một thời gian biện luận lớn tiếng, đào người lìa khỏi Hội đồng, hẹn sẽ trở lại với trát của Chánh án. Họ chẳng bao giờ trở lại nữa. Dầu đồng một thời điểm, ông Bùi trí Hiền phát khởi sự tấn công ông Hội trưởng Hội thánh Tin Lành Việt-nam, một bức thư ngỏ được gửi tới các Hội thánh địa phương bởi một số người di cư. Hành động này được xúi giục bởi ông Hiền và vài thủ lãnh tín đồ thế tục. Bức thư được cố ý ký bởi 231 người tín đồ di cư và các thuộc viên khác của Hội thánh nhắm đích vào ông Mục sư Lê văn Thái và ông Phó Hội trưởng Trần Xuân Hỉ. Hai vị lãnh tụ bị kết tội, trong số các điều khác ‘những khuynh hướn thân Cộng’, ‘thiên vị trong sự lựa chọn vị tuyên úy trưởng của Hội thánh Tin Lành Việt-nam cho quân đội Nam Việt-nam’, sử dụng trái lẽ những ngân quĩ Hội thánh’. Vì cả Chánh phó Hội trưởng đều là bị cáo, Mục sư Ông văn Huyên, Tổng Thư ký của Ban Trị sự Tổng Liên Hội và Giám đốc Trường Kinh Thánh Ðà-nẵng chủ tọa Hội đồng Tổng Liên Hội, trong trường hợp này, cấu thành ‘tòa án tối cao’ của Hội thánh. Chắc chắn đây là phiên xử kỳ lạ. Chỉ những bị cáo ra trước tòa. Bên nguyên cáo chỉ vỏn vẹn là một bức thư kết tội đề ngày 24.8.1955 mà tác giả thích để là nặc danh, còn những người ký tên, trong khi ngồi tại Hội đồng chẳng bao giờ lên tiếng để chứng quyết sự buộc tội của họ. Tuy nhiên, nhiều người trong bọn họ đã tuyên bố rằng họ được bảo phải ký vào tờ giấy (sau đó tờ giấy này đính kèm với bảng liệt kê những chữ ký của bức thư tố cáo) bởi mấy nhân viên của Ủy Ban Cứu tế, khu vực thành Sàigòn-Chợlớn-Gia định để nhận sự cứu giúp và tặng phẩm, hoặc để có tên trong danh sách người thụ hưởng an lạc của Tổng Ủy Di cư, đến nỗi họ chẳng bao giờ nghe về sự tố cáo người nào ‘trong việc ký tên danh sách’. Hơn nữa, họ nói họ xin rút tên khỏi bức thư tố cáo. Chủ tọa cắt nghĩa rằng bức thư có thể bị bác bỏ như là ‘không hợp pháp’ ngay từ lúc đầu, xét về tính cách bất hợp pháp của tài liệu về phần người gửi và người nhận’, nhưng để tránh sự hiều lầm và sự ‘xúc phạm’ về phần các hội viên thế tục của Hội thánh địa phương, Hội đồng Tổng Liên Hội quyết định cứ xem xét lời buộc tội. Thật ra đây là lời thỉnh cầu của ông Lê văn Thái trong bản báo cáo với Ban Trị sự Tổng Liên Hội ngày 16.9.1955. Hội nghị gắng sức xét chi tiết của lời tố cáo. Khởi sự nghe tường trình đầy đủ của Hội trưởng Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp tại công trường Việt-nam và 6 mục sư quốc gia, kể cả ông Thái và ông Hỉ, mỗi người trong lãnh vực trách nhiệm tương đối của mình như Hội đồng Tổng Liên Hội giao phó cho họ. Ông Hỉ bao cáo về sự lựa chọn tuyên úy trưởng bởi Ủy ban về Tuyên Úy mà ông làm chủ tọa. Sự quyết định lựa chọn mục sư ở Huế (trúng nhằm ngay cháu ông Thái), ông Hỉ tuyên bố được lập bởi Ủy ban mà không bị ảnh hưởng bởi một người nào, kể cả ông Thái, và bức thư mời được viết và giữ cho vị được chỉ định do thư ký của Ủy ban, ông Huỳnh Minh Ý, một thủ lãnh tín đồ thế tục và một nhân vật chính trị nổi bật của chế độ Ngô Ðình Diệm và cũng là anh rể của ông Bùi trí Hiền. Còn về kết quả, các người tố cáo cũng không biết rằng người được chỉ định đã từ chối không làm theo quyết định của Ủy ban.
Lời buộc tội ‘sử dụng trái lẽ ngân khoản của Hội thánh’ được tập trung trên một số tiền chia cho mục sư truyền đạo đã hầu việc Chúa trong vùng Việt Minh kiểm soát. Trước kia tiền đó đã bị giữ lại bởi các ban trị sự Ðịa hạt, vì chiến tranh nên không thể gửi tới nơi người thụ hưởng. Thật ra thì những ngân khoản đó, thay vì sử dụng trái lẽ hoặc trả lại, ông Hội trưởng Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp như vài người chủ trương, thì đã được để dành đúng phép và sử dụng cho các mục sư đã trở về từ vùng Việt Minh trước khi ký Hiệp định Geneve hoặc có thể liên lạc với những thủ quĩ Ðịa hạt và Tổng Liên Hội sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1954.
Tuy nhiên, lời cáo giác nặng nhất và dễ động lòng nhất là ‘Thân Cộng’ là ước khoản rõ ràng nhắm mục đích hạ bệ, với sự giúp đỡ của chính quyền, Hội trưởng và Phó Hội trưởng Hội thánh Tin Lành Việt-nam và có lẽ sẽ thay thế bằng các thủ lãnh dễ bảo theo ý muốn của ông Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Diệm. Chủ tọa phânt ích kỹ lưỡng lời ông Thái về lời yêu cầu của Chủ Tịch tổ chức một Tin Lành cứu quốc, vấn đề mà ông đã khéo léo từ khước. Cuối cùng ông tuyên bố rằng: “Lời phát biểu của ông Hội trưởng, người làm Cố vấn cho hội đồng Ðịa hạt họp tại Gia định gnày 5.2.1955 hoàn toàn phù hợp với mục đích độc đáo của Hội thánh Tin Lành Việt-nam, tuyện đối không dính líu đến chính trị.
Chủ tọa tómt ắt lại các ý kiến chung đoán của phiên xử và bỏ qua những lời tố cáo như ‘vu khống và vô căn cứ’. Hội đồng Tổng Liên Hội tái xác chứng sự tin tưởng bằng cách thỉnh cầu cả Hội trưởng Lê văn Thái và Pho Hội trưởng Trần Xuân Hỉ ‘cứ vui lòng tiếp tục công việc Chúa với hội đồng’.
Ðể làms áng tỏ hơn nữa, một phái đoàn do hội đồng Tổng Liên Hội chỉ định gồm ba vị mục sư và 2 tín đồ thế tục, được phái đến Bộ Thông tin, Ủy Ban Trung Ương của Chiến dịch Tố Cộng, Tổng Giám đốc Công an Quốc gia, v.v… với một báo cáo chính thức về Hội đồng. Ông Trần Chánh Thành, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Tố Cộng theo lời báo cáo đã nhận xét rằng nếu sự tố cáo đi qiá xa như thế, chính ông cũng có thể bị tố cáo đã cộng tác với Việt Minh trong thời tiền chiến. Nếu việc này có thể xảy ra đến cho một lãnh tụ nổi bật trong Hội thánh mà hoạt động đã được mọi người biết đến, và thái độ đối với chính trị phản ánh trong các tài liệu của Hội thánh cũng như lời phát biểu công khai, người ta có thể tưởng tượng vô số người công dân vô tội bị cáo gian trong thời kỳ Tố Cộng này. Phải chăng đây cũng là sự thử tahy thế quyền lãnh đạo của một đoàn thể tôn giáo bởi một nhóm dễ bảo hơn theo đường hướng của chính phủ Ngô Ðình Diệm, mà chính phủ đã thành công trong việc chế phục, ít nhất trong thời gian ngắn được các phe phái chính trị, tôn giáo. Nếu điều đó là th65t, âm mưu hoàn toàn thất bại, trước hết vì Hội thánh Tin Lành Việt-nam không hề quan tâm đến chính trị,v à như thế không thể sử dụng như một lợi khí chính trị bởi lãnh tụ hoặc chế độ nào, sau nữa, vì tuyệt đại đa số giáo dân Tin Lành vẫn còn đặt để lòng tín nhiệm sự lãnh đạo của ông Thái.
NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT-NAM LIÊN HỆ TỚI SỰ QUẢN TRỊ HỘI THÁNH:
Mặc dầu có sự bối rối bất thường, và thời gian dài hao tốn về âm mưu của ông Bùi trí Hiền, Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1955 đã thông qua môt chuỗi quyết nghị cấu thành những dường chỉ nam cho sự quảnt rị và khai triển Hội thánh cho toàn bộ 10 năm.
Trong số 7 quyết nghị đó, đặc biệt đáng chú ý đến hiệu quả lâu dài và ở tầm xa trên đời sống và hoạt động của Hội thánh.
a.    Hội đồng Tổng Liên Hội biểu quyết ‘thống nhất các Hội đoàn Truyền giáo khác đồng đức tin trong cố gắng gia tốc sự truyền giảng trong xứ’. Trước hết, Hội đồng tập trung sự chú ý vào Hội Cứu Thế Quân, đã phái một số đại biểu người Pháp sang Việt-nam trong thập niên 1930 để thăm dò công trường. Một trong các diễn giả chính tại Hội đồng Tổng Liên Hội là một sĩ quan Cứu Thế Quân, Thiếu tá A. Smith, đến từ nước Anh. Thậm chí Hội đồng cũng biên thư gửi tới trụ sở Cứu Thế Quân ở Anh quốc qua sự chuyển giao của Thiếu tá Smith mời Hội này khởi sự công việc Chúa ở Việt-nam. Lời mời được đón nhận cách thanh nhã trước Hội đồng, nhưng không có sự phúc đáp chính thức đến từ Anh quốc. Theo báo cáo Thiếu tá Smith có biên thư cho Mục sư D. L. Jeffrey, Hội trưởng Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp tại công trường Việt-nam, nhưng bất hạnh thay hoặc có lẽ may thay, Hội Cứu Thế Quân chẳng đi bước nào đến chỗ ‘cộng tác’ với Hội thánh Tin Lành Việt-nam.
Các cơ quan giáo sĩ mà Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã có thể cộng tác trong liên hệ thân hữu ít hay nhiều từ Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1955 là: Hội Navigators 1955, Thập tự quân Hải ngoại 1956, Hội Phiên dịch Kinh Thánh Wycliffe 1957, Hội Truyền giảng Tin Lành Toàn cầu 1957, đã thành lập Cơ-Ðốc Truyền giáo Hội, một số tổ chức truyền giáo gồm giáo sĩ từ mấy quốc gia hoạt động tại Bắc phần cao nguyên miền Trung, Ủy ban Menonite miền Ðông của các Hội Truyền giáo và Phước Thiện 1957, Hội Báp-tít miền Nam 1959, Ðoàn thể Sinh viên Cơ-Ðốc Liên Trường 1959, Hội thánh Ðấng Christ, Hội Kinh Thánh Thống nhất 1962 và các hội nhỏ khác,
Cộng thêm vào Thánh Thơ Công Hội và Thánh Kinh Hội Mỹ (Hội truớc đã làm việc chung với Hội thánh Tin Lành Việt-nam và Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp ngay từ lúc mới bắt đầu cố gắng giảng Tin Lành trong xứ) còn có 3 cơ quan mới, ấy là Liên minh Tân Ước Bỏ túi, Hội Ghi-đê-ôn Quốc tế, Hội truyền giáo bằng cách tặng các phần Kinh Thánh đã giúp đỡ thêm trong sự phân phối hằng triệu Kinh Thánh là sách Tin Lành và Tân Ước cho quần chúng ở thôn quê, thành thị, binh sĩ, học sinh và sinh viên, v.v…
b.    Lần đầu tiên, Hội thánh Tin Lành Việt-nam cứu xét về việc khả dĩ chỉ định phụ nữ vào trong các chức vụ thuộc giáo hội. Có hai thiếu nữ đã được chỉ định đến Trường Tiểu học Nhatrang thuộc Cô-nhi viện đầu tiên của Hội thánh để làm ‘truyền giáo’, nhưng các thủ lãnh giáo hội muốn thiết lập chức vụ mới chẳng những cho các thiếu nữ mà còn cho vợ của quí mục sư truyền đạo. Sự toan tính chứng tỏ là một từng trải hỏng việc, vì chỉ hai năm sau Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1957 dẹp bỏ toàn chương trình, coi như ‘hiện nay chưa thực hiện được’ và quyết định phụ nữ chỉ có thể làm đại biểu tại Hội đồng Ðịa hạt và Hội đồng Tổng Liên Hội hoặc như các tín đồ thế tục trong các ngành y tế và giáo dục của Hội thánh.
c.    Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1955 cũng thông qua một nghị quyết hơi muộn màng là tuyển mộ và gửi sinh viên đi ngoại quốc học thêm về thần học cùng các lãnhv ực chuyên môn khác. Vì ngót 40 năm từ khi Hội thánh Tin Lành bắt đầu thành lập tại Việt-nam, Hội Truyền giáo lẫn Hội thánh chỉ quan tâm rất ít đến nềng iáo dục thế tục và sự huấn luyện thần học cấp cao hơn cho hàng giáo phẩm và tín hữu, Ðiều này có thể truy đến chính sách có từ lâu của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp đã từ chối không thiết lập các trường học thế tục nơi nào chính quyền địa phương có khả năng làm đei62u đó. Thanh niên trong Hội thánh không thể tìm được sự giúp đỡ và khuyến khích đổ đạt đến một cấp giáo dục cao hơn để ích lợi cho chức vụ và cho Hội thánh như toàn bộ. Về phần các thủ lãnh tín đồ thế tục có thể thiết lập một trường Trung học tại Trung phần Việt-nam, thế nhưng chẳng được sự quan tâm và ủng hộ của Hội Truyền giáo, các lãnh tụ Tổng Liên Hội và tín hữu chung nên đành chịu thất bại.
Hội đồng Tổng Liên Hội nhận thấy nhu cầu lớn về nền học vấn cao hơn cho cả hàng giáo phẩm lẫn tín đồ thế tục, và thử làm một điều chi dầu không có sự ủng hộ của Hội Truyền giáo. Mãi đến năm 1957 mới gửi được sinh viên đầu tiên sang Mỹ du học qua sự bảo rợ chung của Ðoàn thể Tin Lành Thế giới và Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp. Năm 1965 hàng chục sinh viên Tin Lành đã học về y khoa, khoa học vật lý, kỹ thuật, giáo dục và thần học ở hải ngoại. Hội Truyền giáo chỉ ủng hộ các chương trình thần học, trong khi các sinh viên khác được bảo lãnh bởi các tổ chức văn hóa, các trường đại học và cao đẳng hầu hết tại nước Mỹ hoặc được trợ cấp bởi chính gia đình và bè bạn của họ.
d.    Dầu Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã gieo hạt giống về chức vụ an sinh xã hội từ năm 1932, nhưng địa hạt này đã bị bỏ qua bao năm tháng. Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1955 quyết định tham dự vào vấn đề cách đúng đắn, nhất là trong thời gian mà xứ sở bị nhiễu loạn bởi 860 ngàn người di cư đã đoể xuống từ miền Bắc. Hội đồng Tổng Liên Hội và Ban Trị sự Tổng Liên Hội năm 1955 đã đồng chỉ định một Ủy ban Cứu Trợ đứng đầu là Mục sư Nguyễn Thiện Sỹ và gồm có 3 mục sư và 2 tín đồ thế tục. Ủy ban này cũng được lệnh đảm trách Ủy ban Cứu Tế cho người di cư. Với sự giúp đỡ rộng lượng của Ủy Ban Trung Ương Hội Menonite, khở sự công trình cứu trợ và tái thiết ngay sau khi ký Hiệp định Geneve, Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp cũng đã ‘cấp dưỡng’ những số tiền lớn để cứu tế đoàn giáo dân lớn của Hội và cho sự tái thiết các nhà thờ. Hội đồng Phổ Thế giáo hội, Hội thánh Thế giới Sự vụ, Liên Bang Hội Luther Toàn cầu, Hội nghị các giáo hội Ðông Nam Á, Ủy Ban Cứu Tế Thế giới và các tổ chức liên hệ khác, người Tin Lành có thể đóng góp đáng kể vào chương trình an sinh của xứ sở.
Cộng thêm vào ngân quĩ Thiếu nhi Cơ-Ðốc, đã cộng tác với Hội thánh Tin Lành Việt-nam trong việc thiết lập và điều hành Cô-nhi viện Tin Lành Hòn Chồng, Nhatrang, hàng ngàn cô nhi và thiếu nhi được sự giúp đỡ của Hội Hoàn Cầu Khải Tượng, và các đại lý khác, hoặc người riêng. Theo sự kiểm tra sau chót, Hội thánh Tin Lành Việt-nam đang cộng tác với các đại lý khác nữa về 6 Cô-nhi viện và một viện quả phụ.
Mặc dầu có sự hoạt động đáng khen của Ủy Ban An Sinh Xã hội của Hội thánh Tin Lành Việt-nam, Hội vẫn phải nhờ cậy vào các tổ chức anh em từ các giáo phái và các nhóm Hội thánh khác. Công trường an sinh xã hội đầu tiên của người bản xứ được khởi sự năm 1964 bởi một nhóm tín hữu Tin Lành ở vùng Ðà-nẵng, Thanh niên Cơ-Ðốc Xã hội, trước hết được mệnh danh là Nhóm An Ủi, quan tâm đến việc cấp dưỡng tài chánh cho truyền đạo nghèo và các mục sư hưu trí. Nó lần lần mở rộng phạm vi hoạt động dưới quyền lãnh đạo của quí ông Nguyễn văn Ðộ, Hồ văn Mát, Nguyễn Hữu Trang và nhiều người khác gồm lại cả an sinh xã hội, cải thiện sinh sống ở một vài nơi, lớp huấn nghệ, những trường tiểu học và trung học, trung tâm giữ trẻ ban ngày, một số công trình y tế trong nhà thương Hòa Khánh, Ðà-nẵng. Thanh niên Cơ-Ðốc Xã Hội đã rút hầu hết các nguồn tài nguyên của mình từ sự đóng góp của các hội viên, trồng tỉa, làm vườn, nhà máy cà-rem, vận tải hàng hóa, mở lò bánh mình, v.v… Tổ chức tăng trưởng mau lẹ bằng những bước nhảy vọt để lan rộng tới Huế, Sàigòn, Cần thơ, Nhatrang, Ðàlạt và tỉnh Quảng nam.
e.    Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1955 cũng chuyển sự chú ý qua các vấn đề lễ chế từ lâu vẫn được coi là nhược điểm của Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Hội đồng năm 1955 ra nghị quyết ‘Yêu cầu các Hội thánh địa phương cử hành Lễ Phục Sinh, Thăng thiên, Ngũ Tuần trong một mẫu mực trang nghiêm đặc biệt’. Hội đồng cũng chỉ định ‘soạn thảo tài liệu từ các sách giáo nghi và từ bản nháp cuốn sách ‘Mục sư Chỉ Nam’ của Mục sư Olsen để cung cấp những luật lệ giáo nghi cho đem thi hành cách đồng nhất tại các Hội thánh địa phương.
Vì chính quyền của nước Việt-nam Cộng hòa ngày càng yêu cầu Phật giáo, Công Giáo Lamã và Hội thánh Tin Lành cử hành những ngày lễ trọng của quốc gia và cầu nguyện cho quốc thái dân an trong các đền chùa và nhà thờ, thường có sự hiện diện của phái đoàn và các nhà chức trách từ cấp bậc nhân viên Nội các đến các tỉnh, thị trưởng. Hội thánh Tin Lành Việt-nam cũng đề cử một Ủy ban năm 1959 và 1960 viết những giáo nghi cho các buổi nhóm đặc biệt này. Nói chung, giáo nghi Hội thánh Tin Lành đã có từ hình thức đơn giản nhất thập niên 1920, trở nên trau chuốt hơn với sự xuất bản cuốn ‘Mục sư Chỉ Nam’ nhuận chánh lại năm 1958 và sự chấp nhận các ‘điều lệ của sự cử hành lễ trọng và buổi nhóm đặc biệt theo yêu cầu của chính phủ’ năm 1961. Tuy nhiên,  nhiều vị trong hàng giáo phẩm Tin Lành chống đối các giáo nghi phiền toái và ưa thích giản dị hóa càng nhiều càng tốt.
f.     Sự giải trừ quĩ hưu trí cho các hàng giáo phẩm năm 1956 phản ánh một phương diện hơn buồn về điều kiện của các mục sư không có gì đảm bảo trong những năm hưu trí. Ngân quĩ được thiết lập năm 1939, phải mang gánh nặng giữa các mục sư, và truyền đạo hưu trí với số phí cấp hàng tháng ít oi, được mô tả chính xác trong biên bản của Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1956 ‘như một tác dụng cứu tế’ hơn là quĩ hưu trí. Nhiều lần quĩ khô cạn, phải kêu gọi đến các tổ chức Hội Truyền giáo và Hội thánh xin cứu giúp. Năm 1958, quĩ được thay thế bởi Ngân Khoản Dưỡng lão giúp quí vị mục sư già nhưng cũng kém hữu hiệu không bằng quĩ hưu trí trước đó. Khi thông báo sự hưu trí vị mục sư sẽ nhận một số tiền nào đó rồi về sau không hề được giúp đỡ nữa.
g.    Dầu năm 1955, Hội thánh Tin Lành Việt-nam được chính phủ mời thiết lập ngành tuyên úy Tin Lành cho quân đội Việt-nam Cộng hòa. Ông Ðoàn Mười, một nhà chí sĩ trở lại đạo ở Pháp bây giờ làm Giám độc một trung tâm Giáo dục của Bộ Quốc gia Giáo dục được chỉ định làm Tuyên Uý đầu tiên của Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Sau đó ông được thay thế bởi Nguyễn văn Tống, người tổ chức, với sự giúp đỡ của quí ông Trần Trọng Thục, Dương Kỳ, Ðặng văn Lục, Nguyễn văn Thái. Nha Tuyên úy Tin Lành Sàigòn và 4 phòng Tuyên úy cho 4 quân khu ở Nam Việt-nam. Năm 1962, có thêm 3 mục sư sung vào Bộ Thâm mưu: Phạm Xuân Hiển, tuyên úy cho các bộ lạc và quân khu 2, Nguyễn Lĩnh thay thế ông Trần trọng Thục làm tuyên úy của vùng I, ông Nguyễn văn Thái, tuyên úy cho vùng Sàigòn.
Rất thích thú mà chú ý rằng Hội thánh Tin Lành Việt-nam là đoàn thể tôn giáo thứ 2 (sau giáo hội Công Giáo Lamã) được mời tổ chức tuyên úy quân đội và trước Phật giáo ngót 10 năm sau[4]  . Cho đến ngày nay, giữa vòng các tôn giáolớn của xứ chỉ có Công Giáo Lamã, Phật giáo và Tin Lành có đại diện trong Phòng Tuyên úy của Quân đội Việt-nam Cộng hòa. Mặc dù có sự thiếu hụt nhân viên trong Bộ Tham mưu, Phòng Tuyên úy Tin Lành đã hoàn thành những công trình đáng kể, không những chỉ lo cho giáo dân rải rác trong quân đội, nhưng cũng để đóng góp tới một mức độ khác vào sự an lạc của gia đình binh sĩ thiếu thốn và những người bị thương tích trong các quân y viện[5]
h.    Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp chẳng bao giờ trù tính trong chương trình của họ sự thiết lập các nhà trường thế tục cho dân chúng Việt-nam. Tùy theo chính sách của Hội đoàn, Hội Truyền giáo không mờ các nhà trường thế tục trong xứ nào mà chính quyền địa phương có thể cung hiến nền giáo dục đầy đủ. Hệ thống nah2 trường Việt-nam, cả ở dưới chế độ Pháp, lẫn chính phủ quốc gia cũng được kể như là dư nữa, ít nhất cũng tùy theo các đại diện Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp. Sau những lần thử vô ích về phần mấy tín đồ thế tục mở một trường trung học, Hội đồng Tổng Liên Hội lần nữa ra nghị quyết ‘hoan nghênh đề nghị (của một đại biểu Hà-nội) thiết lập các trường Trung học’ và giao lại Ban Trị sự Tổng Liên Hội trách nhiệm ‘tiếp xúc với các nhân vật có khả năng, giữa vòng Hội thánh và tổ chức một Ủy ban về trường Trung học’. Giống như nhiều ủy ban vừa bất lực vừa đoản thọ trước đó, những hoạt động của Ủy ban này cũng không đi đến đâu. Cộng thêm trường Trung học cấp I ở Nhatrang đã phải nhờ cậy nhiều vào ngân quĩ Cô-nhi viện để điều hành, Hội thánh Tin Lành Việt-nam chỉ có thể thiết lập 2 trường tiểu học, ở Ðà-nẵng và Ðàlạt (cho con các bộ lạc) trước năm 1960[6] . Mãi đến năm 1964, Trường Trung học đầu tiên đủ lông đủ cánh được khai trương tại Sàigòn bởi một nhóm tín đồ Tin Lành đứng đầu là quí ông Vũ Ðức Chang, Giám độc Nha Tư Thục của Bộ Quốc gia Giáo dục, Trần Hà Hải, một dược sư và cô Huỳnh thị Ngọc Trâm, một sinh viên tốt nghiệp Ðại học àigòn. Tuy nhiên, nhà trường chỉ nhận được ít tài trợ từ các Hội thánh địa phận Sàigòn, phải đóng cửa năm 1966.
Còn Hội thánh Khánh hội (ngoại ô Sàigòn) và Sàigòn thành công trong việc thiết lập các trường trung Tiểu học trong khuôn viên nhà thờ vào giữa thập niên 1960, nhờ sự giúp đỡ của Hội Hoàn Cầu Khải Tượng, có hàng chục Hội thánh khởi sự xây dựng trường học (trong nhiều trường hợp lấy nhà thờ và tư thất mục sư làm lớp học). Hầu hết là cấp tiểu học. Ngân khoản Cơ-Ðốc Thiếu nhi về phần riêng, cũng đóng góp cho sự ủng hộ một số trường Trung Tiểu học trên căn bản cứu giúp các trẻ em nghèo. Năm 1967, Hội thánh Tin Lành Việt-nam điều khiển chừng 50 nhà trường, phần lớn là tiểu học trong xứ. Một báo cáo năm 1970 cho biết tổng số 77 trường Tiểu học dưới sự giám thị của Hội thánh địa phương.
Trường đáng để ý nhất, được thiết lập ở Ðà-nẵng trên vị trí Trường Kinh Thánh cũ. Với tư cách một sự thỏa thuận giữa Ban Trị sự Ðịa hạt Bắc Trung phần và Tổ chức Ðoàn Thanh niên Cơ-Ðốc Xã hội, Trường Trung học Ánh sáng, một trường gồm ba cấp Tiểu học và Trung học đệ II, I cấp được thiết lập dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Châu Hóa và cô Hoàng thị Thanh. Ấy là một sự thành công tức khắc, và được nhiệt liệt hoan nghênh bởi các học sinh không-Cơ-Ðốc, nhờ phẩm hạnh của toàn ban giáo sư. Trong vòng hai năm, số học sinh tăng lên gấp 4 lần. Không giống trường tư thục khác dưới những điều kiện tương tự, trường Trung học Ánh sáng không những chỉ khéo thu xếp cho khỏi bị thâm thủng, và còn có thể làm lợi ngay từ ban đầu. Những ngân quĩ này dùng để ủng hộ chương trình an sinh mà Thanh niên Cơ-Đốc Xã hội chủ trương để đóng góp vào công việc Hội thánh ở Địa hạt Bắc Trung phần.
Nhóm này chẳng bao lâu mở một trường Trung Tiểu học và một trường huấn nghệ ở Hòa Khánh, cách phía Bắc Đà-nẵng 8 km, trên căn bản tự trị tự lập. Sự thành công của những công trình này với sự hiến dâng bất vụ lợi của nhóm lãnh đạo trong các công tác xã hội chẳng bao lâu khiến chính phủ chú ý đến, nên đã giao cho họ quản trị một trường huấn nghệ tại Huế, theo báo cáo thì trước đó báo chí đã kịch liệt chỉ trích vì sự quản lý dở. Một trường huấn nghệ mới cho người dân tộc ở Tuyên Đức, được bảo trợ chung với Ủy Ban Cứu Tế Thế Giới và Thanh niên Cơ-Đốc Xã hội được khánh thành tại thành phố Đàlạt.
i.          Trong địa hạt công tác xã hội, Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1957 triệu tập tại Vĩnh long ngày 3-7.11, đề cử một ủy ban thiết lập một nhà thương. Năm sau, Hội đồng cho phép Ủy ban, đứng đầu là Mục sư Kiều Công Thảo, 'tấn tới trong việc thiết lập một chẩn y viện tại Sàigòn - Chợlớn trong khi chờ đợi quyết định của Hội đồng về vị trí của một nhà thương. Tuy nhiên, dự án không được cụ thể hóa cho đến chừng Mục sư Phạm Xuân Tín thay thế quyền lãnh đạo Ủy Ban và khởi sự một chẩn y viện tại Nhatrang với sự hợp tác của Ủy Ban Trung Ương năm 1960, theo thỏa thuận của Hội Menonite, Hội thánh Tin Lành Việt-nam cung cấp 'đất, nhà nguyên thủy, và tiếp tế cho chương trình' và 'đảm trách sự quản trị chương trình' bằng cách chỉ định một ủy ban hành chánh đảm trách sự quản trị, tài chánh và cung cấp nhân viên cần thiết7. Phần Hội Menonite, Ủy ban Trung Ương thuận cung cấp 'một bác sĩ và các nữ điều dưỡng để cộng tác với chương trình' và cấp 50% giá phí tổn xây cất nhà thương'. Chương trình gồm có một nhà thương, một chẩn y viện và một đoàn y tế lưu động đi đến các làng xa xôi vùng phụ cận thành phố Nhatrang và Phanrang, cùng các phủ Vĩnh Xương, Diên Khánh và Ninh Hòa để điều trị và phát thuốc cho bệnh nhân nghèo, không tiền đến Bác sĩ. Một nhà dưỡng bịnh và một trường huấn luyện nữ điều dưỡng chẳng bao lâu được thêm vào khuôn viên nhà thương. Có 2 hay 3 Bác sĩ và nhân viên giải phẫu phục vụ tại nhà thương một lần. Số bịnh nhân ngoại trú thêm lên từ 2.952 năm 1960 tới 25.377 năm 1962, năm 1965 trên 130.000 người đã được điều trị. Tổng số bịnh nhân nội trú cũng tăng lên từ 100 năm 1960 đến 317 năm 1962 và lên tổng số 2.000 cuối năm 1965.
Bệnh viện Phung của Hội thánh tại Bahnar, Banmêthuột, do Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp mở năm 1951 cấu thành doanh nghiệp, y tế quan trọng nhất của Hội Truyền giáo tại Việt-nam. Năm 195.. có 230 bịnh nhân sống tại bệnh viện Phung được Hội Truyền giáo hoàn toàn chăm sóc qua tặng phẩm đặc biệt cho công cuộc này. Cũng có sự thăm viếng đều đặn cho 2 làng khác biệt lập nơi có chừng 40 bịnh nhận nữa đang được điều trị. Tòa nhà thương và một dưỡng nhi viện để chăm sóc các em bé sơ sinh vô nhiễm của các bịnh nhân được hoàn tất năm 195… Vị bác sĩ đầu tiên đến phục vụ tại bệnh viện Phung là bác sĩ Willard Krabill, nhân viên của đoàn y tế thuộc Ủy ban Trung Ương Menonite. Sau ông được bác sĩ Ardel Wiotti thay thế, một giáo sĩ của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp, mà sự dâng mình và can đảm trong khi cường độ chiến tranh gia tăng, đã khiến các nhà chức trách phải khâm phục. Tuy nhiên, bác sĩ đã bị Việt Cộng bắt cóc năm 1962 cùng với ông Archie Mitchell, một giáo sĩ Hội Truyền giáo, và Dan Gerber một người làm công tác xã hội thuộc Hội Menonite tại bệnh viện Phung. Biến cố này đã khiến cho công trình y tế bị một đòn loạng choạng. Cả chương trình phải đổi hướng. Một số trung bình là 170 bịnh nhân tiếp tục được điều trị và trú ngụ, trong khi 41 dưỡng đường khác được tiến hành đều đặn trong các làng mà số bệnh nhân lên tới 5.532 người đã nhận được sự chăm sóc năm 1965. Sau khi các giáo sĩ bị bắt năm 1962, bệnh viện Phung được đặt dưới quyền điều khiển của công nhân bản xứ có các giáo sĩ nữ điều dưỡng cố vấn (Midred Ade, Cleve Kingsburg và Ruth Wilting) sống tại Banmêthuột.
Chẩn Y viện Đàlạt cứ tiếp tục bởi các nữ điều dưỡng giáo sĩ trên 10 năm, mở rộng phạm vi hoạt động sau khi hòa bình trở lại năm 1954. Chẩn Y viện này không có kế hoạch khai triển thành một nhà thương hoàn toàn, được thiết lập để phục vụ các bộ lạc trong rừng. Năm 1965, trong khi giáo sĩ nữ điều dưỡng về Mỹ nghỉ hạn, hai người dân tộc thay thế và công việc Chẩn y viện vẫn tiếp tục cách hiệu quả.
Năm 1965 cũng thấy khởi đầu một bệnh viện mới tại Pleiku, được thiết lập do sự giúp đỡ cộng tác của Ủy ban Trung Ương Menonite, các giáo sĩ Hội Truyền giáo và Hội thánh Tin Lành Việt-nam.
Nói chung, Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã vào trong địa hạt y tế hơi muộn màng, một phần vì cớ thiếu nguồn tài chánh của một Hội thánh bần cùng hóa bởi chiến tranh giành độc lập. Nhân tố khác nữa là sự khiếm diện các ban truyền giáo y tế mà Hội thánh có thể cộng tác, ít nhất là trong thời gian đầu của chức năng này. Một lý do nữa có lẽ nhỏ hơn, là thái độ của nhiều mục sư bản xứ và các giáo sĩ Hội Truyền giáo đã từ lâu coi công cuộc y tế và giáo dục như doanh nghiệp tiềm tàng thiết lập có thể cuối cùng làm cho chương trình giảng Tin Lành bị sa lầy. Tuy nhiên, khi những công trình này được vững lập thì cả Hội thánh lẫn Hội Truyền giáo được thưởng bởi các kết quả từ thiện của chúng. Cần thiết cho sự phát triển ấy là khải tượng của quyền lãnh đạo Hội thánh quốc gia 'hướng đến sự bản xứ hóa' trọn vẹn các công trình này. Sự tự trị được hoàn tất bởi sự tuyển mộ và huấn luyện các bác sĩ và điều dưỡng viên có thể nối nghiệp trong tương lai gần đây. Đồng thời các Hội thánh địa phương phải được khuyến khích ủng hộ mặt tài chánh. Chức vụ y tế là một trong các hình thức tốt nhất để bày tỏ tình yêu thương Cơ-Đốc và mối quan tâm về phần các tín đồ Tin Lành đến hằng trăm ngàn người đang đau thương rên xiết…
HIẾN CHƯƠNG NĂM 1956:
Hiến chương 1956 là kết quả của công tác nhiều năm bởi nhiều ủy ban được chỉ định bởi Tổng Liên Hội giữa các năm 1950 và 1955. Một bản nháp được chuẩn bị và đệ trình lên Hội đồng Tổng Liên Hội để cứu xét trong Hội đồng thường niên ngày 25-28.7.1955. Tuy nhiên, sau nhiều ngày suy tính kỹ, Hội đồng nhận thấy cần có sự cải thiện thêm nên đã đề cử một ủy ban mới, đứng đầu là Mục sư Trần Xuân Hỉ để báo cáo cho Hội đồng năm sau. Hiến chương mới trong hình thức chung kết được chấp thuận và xuất bản năm 1956. Như một sự kiện, Hiến chương Hội thánh không khác nhau mấy về phần cốt yếu mặc dù có những sửa đổi chồng chất theo năm tháng. Tuy nhiên, hiến chương mới của Hội thánh Tin Lành Việt-nam đáng chú ý đặc biệt ít nhất trong thành phần, vì những thay đổi phản ánh một thái độ trưởng thành về sự độc lập và sự liên hệ đối với Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp.
Có 5 điều đặc biệt đáng chú ý:
·           Tư Cách Hội Viên: Những tư cách hội viên đã trở nên cứng rắn hơn vì ước khoản trong Hiến chương cũ có trục xuất khỏi hàng ngũ hội viên 'những người nào phản loạn với chính quyền' rõ ràng phải bỏ đi, vì đó là kết quả của một tình huống chính trị hiện hữu.
·           Dứt Phép Thông Công: Ba 'tội mới' được thêm vào bảng liệt kê những tội cần phải dứt phép ấy là 'sự ly dị vô cớ, cưới gả trái với sự dạy dỗ Kinh Thánh, hành động của cha mẹ ép buộc con cái cưới gả trái với sự dạy dỗ của Kinh Thánh'.
·           Kỳ Hưởng Dụng của Mục sư: Trái với Hiến chương năm 1928 hạn chế thời kỳ hành chức của mục sư là 4 năm trong một Hội thánh địa phương, Hiến chương mới có điều khoản rằng sau một nhiệm kỳ 2 năm, mục sư có thể ở lại cho 3 nhiệm kỳ kế tiếp (cứ 2 năm một) miễn là người nhận được 70% phiếu kín. Các nhiệm kỳ sau sẽ tùy thuộc điều kiện phải được 90% số phiếu.
·           Sự Tấn Phong Mục sư: Không giống các điều lệ cũ cần một thư gửi gắm của Ban Trị sự chung cho một truyền đạo cầu lễ tấn phong, Hiến chương mới giao trọn quyền tấn phong cho Ban Trị Sự Tổng Liên Hội mà thôi.
·           Trường Kinh Thánh: Hiến chương thẳng thắn bàn tới ước khoản dễ tranh luận của Hiến chương năm 1928, đặt Trường Kinh Thánh Đà-nẵng chỉ ở dưới quyền của Hội Truyền giáo và sau lại ngăn cản Hội thánh quốc gia không được thiết lập Trường Kinh Thánh nào khác trừ phi Hội Truyền giáo cho phép'. Hiến chương mới chủ trương rằng: “Trường Kinh Thánh Đà-nẵng đặt dưới quyền của Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Hội thánh Tin Lành Việt-nam thừa nhận Trường Kinh Thánh được thiết lập bởi Hội Truyền giáo và sẽ không thừa nhận sự thiết lập một Trường Kinh Thánh nào khác, trừ phi được Ban Trị sự Tổng Liên Hội chuẩn y. Giám đốc Trường Kinh Thánh phải là người Việt-nam …” Mặc dầu có sự chỉ trích nặng nề về phần mấy thuộc viên Hội thánh, Ban Trị sự chung, gồm có Ban Trị sự Tổng Liên Hội và Đại diện Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp cứ tiếp tục điều hành. Các đại biểu giáo sĩ, tuy nhiên, chỉ hoạt động với tính cách cố vấn mà thôi.
NHỮNG THAY ĐỒI TRONG QUYỀN LÃNH ĐẠO HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT-NAM: Giữa các năm 1955-1960, Hội thánh Tin Lành Việt-nam như toàn bộ đã thành thục trong việc tự trị mặc dầu có những khủng hoảng tái hồi. Mục sư Lê văn Thái, người đã dẫn dắt Hội thánh Tin Lành Việt-nam trải 19 năm qua, những năm khó khăn của Nhật bản chiếm đóng, của giáo sĩ bị quản túc, sự đấu tranh giành độc lập dưới những lãnh tụ Cộng sản và quốc gia, thời kỳ trọng yếu của chính trị xen vào trong các tổ chức tôn giáo dưới thời Ngô Đình Diệm, đã chỉ đạo cho Hội thánh minh bạch không dính líu đến chính trị mà hướng dẫn Hội thánh cứ vững tiến như một tổ chức thuần túy tôn giáo. “Dưới sự điều khiển của ông, Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã ổn định được tình hình kinh tế, sau cuộc di cư trọng đại năm 1954-1955, và sự giảm sút số tiền trợ cấp của Hội Truyền giáo cách quyết liệt đối với các Hội thánh địa phương năm 1955, đồng thời đã phát triển một chương trình truyền giảng chủ động và kết quả đã đem lại số tín đồ thuộc Hội thánh lên gấp đôi giữa các năm 1954 và 1960. Ông nhất định bước xuống nhằm kỳ Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1960, triệu tập tại Vĩnh long ngày 14-18.8, mặc dầu có sự nài xin của các đại biểu, xin ông cứ giữ chức vụ Hội trưởng. Thay cho ông, Hội đồng Tổng Liên Hội lựa chọn Mục sư Đoàn văn Miêng, một thủ lãnh đã cương quyết để hầu việc như mục sư, trong một Hội thánh lớn nhất tại Nam Việt-nam, như giáo sư Trường Kinh Thánh Đà-nẵng, và như Chủ nhiệm Trung hạt. Chức vụ Phó Hội trưởng do Mục sư Phạm Xuân Tín giữ, một thủ lãnh đáng chú ý của Hội Truyền giáo Việt-nam cho các bộ lạc, Mục sư Ông văn Huyên đã từng giữ chức Tổng Thư Ký của Tổng Liên Hội 30 năm, cũng từ chức và được thay thế bởi một giáo sự trẻ tuổi tại Thần học viện Natrang. Mục sư Nguyễn văn Xuyến, thủ quĩ mới, được nổi tiếng vì có lập trường mạnh mẽ chống với các giáo sĩ có khuynh hướng không đếm xỉa đến sự độc lập của Hội thánh quốc gia. Ông Nguyễn văn Vạn, một lãnh tụ tín đồ thế tục và chủ nhiệm tờ báo Hừng Đông, một nguyệt san phổ thông của Hội thánh, được chọn làm nghị viên của Ban Trị sự Tổng Liên Hội, đại diện Nam Hạt. Địa hạt Thượng đã gia nhập Hội thánh Tin Lành Việt-nam năm 1960, được đại diện bởi Mục sư Y Ham, môt lãnh tụ học rộng của Hội thánh Ra-đê, và Mục sư Nguyễn Hậu Nhương, giám đốc hành chánh của Bệnh viện Phung tại Banmêthuột.
Những sự thay đổi này trong quyền lãnh đạo Hội thánh quốc gia đánh dấu sự kết thúc thế hệ của 'những tín hữu đầu tiên và những mục sư đầu tiên' của Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Một thế hệ trẻ hơn, trong lúc còn đứng vững trong đức tin, có khuynh hướng vận dụng quyền hành của mình cách công khai và sự độc lập đối với Hội Truyền giáo, và cảm thấy phật ý mỗi khi thấy quyền ưu tiên bị xâm lấn.
Hội Truyền giáo tại Việt-nam về phần họ cũng lần lần kế tiếp ở dưới quyền kiểm soát của các lãnh tụ trẻ tuổi - tức là J. H. Revelle, T. G. Mangham - là những người, nói cách chung, cũng cẩn thận kẻ một hàng giới tuyến, giữa những trách nhiệm và quyền hành của Hội thánh và Hội Truyền giáo. Điều này, theo một ý nghĩa, đã đóng góp vào sự giảm bớt mối căng thẳng giữa thủ lãnh Hội thánh và các thủ lãnh Hội Truyền giáo ở cấp bậc trên hết. Tuy nhiên, sự căng thẳng và mối bất hòa tiếp tục làm xấu sự quan hệ giữa cá nhân giáo sĩ và các mục sư bản xứ hoặc các Cơ-Đốc nhân trong nhiều khu vực. Điều này phần chính là do sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, thất bại thừa nhận những khác biệt văn hóa cơ bản, sự đụng chạm về phân cách, và trong nhiều trường hợp, ý muốn sốt sắng quá mấu của mấy giáo sĩ là làm cho xong vài việc vô luận vấn đề xoay trở ra sao.
Một số các truyền đạo quốc gia và các thủ lãnh tín đồ thế tục ngày càng tăng vẫn không an tâm khi thấy sự tiếp tục tồn tại và điều hành của Ban Trị Sự Chung, ít nhất theo quan điểm của họ là lỗi thời và không thể dung thứ trong một Hội thánh độc lập. Dầu mục đích tỏ tường của Ban Trị sự chung là để thảo luận chỉ những vấn đề thuộc mối quan tâm của Hội thánh và Hội Truyền giáo, nhiều thủ lãnh Việt-nam đã thấy không cần phải có ban trị sự như thế vì vấn đề thuộc quyền lợi chung có thể được thảo luận bởi các đại biểu của hai đoàn thể tôn giáo độc lập như toàn cảnh cần buộc mà không cần phải thiết lập một 'Ban Trị sự' trên một căn bản thường trực. Nói cách chung, quyền lãnh đạo quốc gia mới lo lắng nhiều hơn về sự dấn thân vào các địa hạt xã hội và giáo dục thế tục, truyền giảng theo chiều sâu, và tới một mức độ nào, các công trình truyền giáo cả quốc nội lẫn quốc ngoại. Phần lớn các thủ lãnh mới ít hay nhiều sẵn sàng mở cửa thảo luận và hợp tác với các giáo phái bên ngoài Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp, nhất là các đại lý an sinh xã hội của Ủy Ban Trung Ương Menonite, Hội thánh Toàn Cầu Sự Vụ, Liên Bang Lutherean Thế giới, Ủy Ban Cứu tế Thế Giới, và Hội Nghị Tin Lành Đông Á, dầu Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1963 biểu quyết 'cấm Ủy Ban An Sinh Xã Hội của Hội thánh Tin Lành Việt-nam từ nay không được nhận gì của Tổ Chức Cộng Đồng ở Geneve”, nhưng các thủ lãnh của Hội thánh vẫn tiếp tục cộng tác với các đại diện của một số đại lý liên hệ với Hội Nghị các Hội thánh Thế giới và Hội Nghị Tin Lành Đông Á.
NHỮNG TỔ CHỨC MỚI CỦA HỘI THÁNH:
·           CÁC BAN TRỊ SỰ QUỐC GIA:
Với hòa bình trở lại và sự qua phân xứ sở trước nhất ở vĩ tuyến 17, kế đến theo đường phân ranh giữa hai vùng kiểm soát của Quân đội Cộng hòa miền Nam Việt-nam, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Hội đồng Tổng Liên Hội và Ban Trị Sự Tổng Liên Hội đã chỉ định hàng chục Ủy Ban mới để thỏa mãn những nhu cầu của một Hội thánh đang lớn mà phải đối diện với một số khủng hoảng mỗi ngày một tăng.
Cộng thêm với các Ban Trị sự quốc gia về sự truyền giảng Tin Lành, Trường Chúa nhật, Quĩ Hưu Trí của mục sư và các Cô-nhi viện có trước năm 1955, Hội đồng Tổng Liên Hội và Ban Trị sự Tổng Liên Hội cũng đề cử các Ủy Ban An Sinh (1955), Ban Phát thanh (1855) công cuộc y tế (1956), học bổng và tuyển một sinh viên đi du học (1956), đoàn thể thanh niên (1957), và truyền giáo nội địa và hải ngoại (1963). Ủy ban sau cùng này bao hàm dưới quyền giám thị của những công trình truyền giáo của Hội thánh Tin Lành Việt-nam tại Lào và giữa vòng các bộ lạc tại Việt-nam.
Mấy Ủy ban khác cũng được thành lập và điều hành trên một căn bản tạm thời để thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của Hội thánh quốc gia, Ủy ban tuyển mộ các tuyên úy quân đội, biên soạn một sách giáo nghi, luật lệ hành lễ đặc biệt trong các Hội thánh địa phương để cử hành các ngày lễ quốc gia do sự yêu cầu của chính phủ, duyệt lại hiến chương Hội thánh, tiêu chuẩn hóa thuật ngữ tổ chức và thần học của Hội thánh Tin Lành Việt-nam, tổ chức và cử hành năm Hân Hỉ Vàng của sự truyền bá Tin Lành tại Việt-nam. Sự thành lập các ủy ban này không theo một thể thức cố định nào. Ủy ban Đoàn thể thanh niên quốc gia được bầu cử hàng năm bởi Hội đồng thường niên của Đoàn thể thanh niên và được chấp thuận bởi Hội đồng Tổng Liên Hội. Các Ủy ban về sự giảng Tin Lành, Trường Chúa nhật, mục sư trí sự, an sinh xã hội, học bổng, công tác y tế, được bầu bởi Hội đồng Tổng Liên Hội, trong khi các Ủy ban khác được chỉ định bởi Ban Trị sự Tổng Liên Hội.
Với ngoại lệ, sự hữu hiệu của những ủy ban này bị hạn chế bởi thiếu ngân khoản để thực hiện chương trình và các nhân viên trong ủy ban ít chia thì giờ họp lại bàn thảo (một số đã có chân trong mấy Ủy ban một lúc), như một kết quả, hầu hết các trách nhiệm và quyền của các ủy ban này thật ra chỉ tập trung trong Ban trị sự Tổng Liên Hội.
Muốn tăng thêm việc điều hành hữu hiệu, các thủ lãnh Hội thánh phải chia xẻ tới một mức độ nào, quyền hành của họ cùng trách nhiệm với các thủ lãnh tín đồ thế tục, những người này, với sự thông thạo vấn đề và khả năng tài chánh dư dật, có thể đóng góp nhiều cho chương trình Hội thánh hơn là hàng giáo phẩm, nhất là trong địa hạt giáo dục, an sinh xã hội và y tế.
·           SỰ TỔ CHỨC ĐỊA HẠT:
Với sự phân chia xứ trong năm 1954, Hội thánh Tin Lành Việt-nam chỉ giữ có hai địa hạt: Nam hạt và Trung hạt, địa hạt sau chỉ là một phần lớn hơn của Trung hạt. Sự tồn tại và điều hành của các Hội đồng và Ban Trị sự Địa hạt được coi như là trì hoãn sự tăng trưởng của Hội thánh bởi các lãnh tụ tín đồ thế tục. Ít nhất trong ba trường hợp một biểu quyết được đệ trình lên Hội Đồng Tổng Liên Hội dẹp bỏ lối tổ chức không nhất định và để tập trung quyền hành và tài khoản vào trong tay Ban Trị sự Tổng Liên Hội. Tuy nhiên, nhiều phen Hội đồng đã chối bỏ đề nghị này. Hội đồng Tổng Liên Hội triệu tập tại Vĩnh long ngày 9-13.8.1957, cho phép 'sự chia xẻ mỗi địa hạt thành nhiều địa hạt dưới các điều khoản của Hiến chương'.
Mãi đến năm 1962, phương thức chia tổ ong này mới được áp dụng. Hội đồng Trung hạt họp tại Đà-nẵng ngày 4-6.3.1962, nhất định chia lãnh thổ ra làm 2 Địa hạt, ấy là Địa hạt Bắc Trung phần và Nam Trung phần. Địa hạt Bắc Trung phần bao gồm các tỉnh từ vĩ tuyến 17 tới các tỉnh Bình định, Pleiku, Kontum. Địa hạt Nam Trung phần gồm lại các tỉnh trải rộng giữa ranh giới Banmêthuột và các tỉnh Phú yên và Bình thuận, ở phần cuối miền Nam. Văn phòng Địa hạt Bắc Trung phần được thiết lập tại Đà-nẵng và Địa hạt đối nhiệm Nam Trung phần tại Nhatrang. Nam hạt không theo cách xứng hợp đó cho đến năm 1969, khi 25 tỉnh được tập hợp lại thành hai Địa hạt, Đông Nam Phần với cơ sở ở Sàigòn và Tây Nam phần trụ sở đặt tại Vĩnh long.
Trong số 4 Địa hạt, thì Địa hạt Bắc Trung phần tăng trưởng mau hơn hết, Địa hạt yếu đuối nhất cả về số lẫn tài chánh là Địa hạt Nam Trung phần. Vì cớ căn nguyên và sự thành lập phức tạp, các Hội thánh bộ lạc trở nên một Địa hạt của Hội thánh Tin Lành Việt-nam vào năm 1960 sẽ được bàn thảo trong một bộ phận riêng của chương này.
·           ĐOÀN THANH NIÊN:
Như đã ghi chú ở trên, đoàn thanh niên đầu tiên của Hội thánh Tin Lành Việt-nam, khởi sự vào giữa thập niên 1930 tại Hà-nội, Đà-nẵng và Sàigòn. Mãi đến thập niên 1940, những Hội đồng thanh niên, song song với Hội đồng Địa hạt, được tổ chức tại Nam hạt để gây dựng và huấn luyện. Những đoàn thanh niên trong các Hội thánh Trung hạt cũng tìm dịp gặp gỡ và bầu cử một Ban Trị sự Địa hạt mà bất hạnh không thể điều hành đúng đắn vì thiếu ngân khoản. Muốn phối kiểm những hoạt động của các đoàn Thanh niên khắp trong xứ, Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1956 bầu cử Mục sư Phạm văn Thâu như là Tổng Giám đốc các Đoàn Thanh niên Tin Lành của Hội thánh Tin Lành Việt-nam và hai năm sau, đã chỉ thị cho các đoàn thanh niên soạn thảo bản nháp và đệ trình năm sau lên Hội đồng Tổng Liên Hội để cứu xét và chấp thuận bản hiến chương cho tổ chức họ.
Hội đồng đầu tiên của các đoàn thanh niên Tin Lành nhóm tại Vĩnh long 2.11.1957 và bầu cử một Ban Trị sự quốc gia gồm có một đoàn trưởng, một thư ký, một thủ quĩ, một nghị viên cho mỗi Hạt. Thanh niên Tin Lành tiếp tục nhóm những buổi đều đặn theo cấp bậc Tổng Liên Hội và Địa hạt chung với các Hội đồng thương niên của Tổng Liên Hội và Địa hạt. Ít thấy ghi chép về những thành công trong thập niên 1950, trừ phi sự xuất bản tờ Đuốc Thiêng bởi các thủ lãnh thanh niên ở Nam hạt, và một số báo định kỳ của các đoàn thanh niên của Hội thánh địa phương, tất cả đều chết non yểu mặc dầu có những cố gắng đáng khen của các chủ bút.
Các Trưởng đoàn thanh niên Tin Lành được nối tiếp nhau lãnh đạo bởi các Mục sư Phạm văn Thâu, Nguyễn Sơn Hà, Dương Kỳ, giữa các năm 1957 và 1963. Các thủ lãnh mạnh mẽ cấp Địa hạt như Nguyễn Hàm Hoàng, Nguyễn Lĩnh, v.v… khởi sự vào thập niên 1960. Một số chương trình huấn luyện cho các lãnh tụ thanh niên tại Hội thánh địa phương nhất là ở miền Nam với sự giúp đỡ của các giáo sĩ có khả năng. Sự huấn luyện đặc biệt này, cặp theo với sự huấn luyện nhận được từ các lớp Kinh Thánh đoản kỳ do các thủ lãnh Địa hạt mở, cung cấp một sự khích lệ lớn mạnh dẫn đến sự tăng trưởng của Đoàn thanh niên cả mặt thuộc linh lẫn tổ chức.
Khi chiến tranh Việt-nam tăng cường độ và sự kêu gọi tân binh thêm gắt gao, Hội thánh Tin Lành Việt-nam giống các đoàn thể tôn giáo khác, thấy hầu hết các thanh niên từ giã các đoàn thể  để phục vụ xứ sở trong các chiến trận giết hại nhiều nhất trong lịch sử dân tộc. Các đoàn thanh niên của nhiều Hội thánh địa phương giảm dần, nói cho đúng, chỉ còn bên nữ giới lãnh đạo, còn vài nam thanh niên nhỏ giọt, kết quả thường do phụ nữ lãnh đạo. Tình trạng này, trong một ý nghĩa đã tạo nên một khuynh hướng lành mạnh tại nhiều Hội thánh mà phụ nữ lãnh đạo, trong hầu hết các trường hợp không thua kém ai, dường như đối với nhiều thủ lãnh Hội thánh chỉ mười năm trước đây coi là hoàn toàn không thể tưởng tượng được.
Cho đến nay, những đóng góp lớn nhất của đoàn thanh niên Tin Lành cho Hội thánh là trong địa hạt âm nhạc tôn giáo và tới một mức độ kém hơn, sự dạy Kinh Thánh cho thiếu nhi. Như một sự kiện, hầu hết các Hội thánh đã chuyển sự điều khiển toàn bộ âm nhạc, ban hát và sự huấn luyện thiếu nhi Cơ-Đốc cho các đoàn thể thanh niên của họ. Bác sĩ Lê Ngọc Vinh, một bác sĩ y khoa, đã phục vụ như một nhạc trưởng tại Đoàn Thanh niên Hội thánh Sàigòn, đã soạn hàng trăm Thánh ca và Tin Lành ca, được trình bày tại các Hội đồng Địa hạt và Tổng Liên Hội, trên các chương trình phát thanh đặc biệt và trong các buổi tập hợp thanh niên trong khắp cả xứ. Các nhà soạn Thánh ca khác như Nguyễn Châu Ân, Vũ Đức Nghiêm, Lương văn Sấm, và nhiều người khác cũng đóng góp đáng kể vào nhạc Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Tuy nhiên, về địa hạt này, vẫn còn cần nhiều sáng kiến và mở mang thêm, nhất là trong sự điều khiển 'tới các linh hồn Việt-nam với sứ điệp Tin Lành nằm ẩn trong âm nhạc Việt'.
·           NHỮNG ĐOÀN SINH VIÊN:
Vì số sinh viên của Trường Đại học ngày càng tăng thêm, các thủ lãnh Hội Truyền giáo và Hội thánh nhận biết sự quan trọng của chức năng sinh viên trong khung cảnh của sự phát triển Hội thánh. Mục sư và bà Paul Contento, các giáo sĩ lão thành tại Trung quốc và Mã-lai đã đến Sàigòn năm 1959 dưới sự bảo trợ của Đoàn Giáo sĩ Hải Ngoại. Chẳng bao lâu họ phát động một chương trình chủ động nhằm mục đích huấn luyện các sinh viên Tin Lành trong đức tin Cơ-Đốc và đạt tới các sinh viên không Cơ-Đốc với những sứ điệp Tin Lành.
Rút kinh nghiệm với Đoàn Cơ-Đốc Liên trường Đại học tại Trung quốc và Mã-lai trong vài năm họ thành công trong việc thiết lập một tổ chức sinh viên mạnh mẽ tại Sàigòn. Với sự giúp đỡ cương quyết và thông minh của các thủ lãnh sinh viên, như Lê Vĩnh Thạch, Phạm thị Son, Nguyễn Hữu Ái, Đàm Quang Thuận, Nguyễn Hữu Cương, … phong trào sinh viên lan rộng tới Huế, Đà-nẵng, Mỹ tho, Cần thơ, Đàlạt, Nha trang, cùng các sinh viên Đại học và các lớp Trung học cao cấp nhận lãnh sự giúp đỡ, dẫn đạo của Đoàn Thanh niên Sàigòn. Các lớp học Kinh Thánh của họ được họp đều đặn tại các trường Đại học, Trung học và các học sinh trung học cao cấp trong suốt cả xứ theo một ý nghĩa đã cấu thành các trung tâm huấn luyện cho các sinh viên Tin Lành và nhiều người đạt đến ngoài các cộng đồng sinh viên..
·           CÁC ĐOÀN THỂ THANH THIẾU NIÊN:
Trải qua 50 năm, Hội thánh Tin Lành Việt-nam nói chung ít để ý đến lớp thanh thiếu niên, dầu cho lúc các tổ chức thanh thiêu nhi ở trong hồi thịnh vượng nhất là trong thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Suy xét về tình hình mới được tạo nên bởi chế độ quân dịch và sự giảm sút quyết liệt của hàng ngũ các thanh thiếu niên ở giữa vòng các Hội thánh địa phương, các thanh thiếu niên cung cấp một nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động của Hội thánh. Các đoàn thể này được khởi sự tại nhà thờ Trương Minh Giảng và Nguyễn Tri Phương (thuộc vùng phụ cận Sàigòn) giữa thập niên 1960 và phong trào tràn ra tới các Hội thánh thành phố khác. Tuy nhiên, những tổ chức này cần một sự chỉ đạo mạnh mẽ, và một chương trình huấn luyện để hiểu về cấp địa phương, vì trong hầu hết các nơi, những cuộc nhóm họp hàng tuần chỉ là một bản sao lại các buổi nhóm thờ phượng đều đặn hằng tuần, cung cấp rất ít lời kêu gọi tới tâm trí và nguyện vọng của thanh thiếu nhi.
·           ĐOÀN THỂ PHỤ NỮ:
Dầu có vài đoàn thể phụ nữ đã khởi sự tại Đà-nẵng, Hà-nội và các nơi khác trong thập niên 1950, các lãnh tụ Hội thánh đã ít chú ý đến tổ chức đầy hứa hẹn này trong cơ cấu Hội thánh. Sự nhóm họp phụ nữ hầu hết là chuyên lo cầu nguyện và học Kinh Thánh. Tại Đà-nẵng, đoàn thể này đóng góp hữu hiệu vào các chương trình truyền giảng Tin Lành trong thành phố. Vào giữa thập niên 1960, hầu hết các Hội thánh thành phố đã tổ chức được những đoàn phụ nữ. Cộng với sự giúp đỡ trong việc giảng Tin Lành, các chiến dịch 'truyền giảng' và sự giảng Tin Lành dành cho thiếu nhi, mấy đoàn thể phụ nữ đã khởi sự bắt tay vào chức vụ an sinh xã hội tức là Ban Đô-ca tại Tuy hòa làm áo dài cho người nghèo, nhóm ở Khánh Hội giúp đỡ Hội thánh trong việc phân phát bánh hằng ngày cho 400 gia đình nghèo tại khu vực. Đoàn phụ nữ tại Hòn Chồng (1961) và Đàlạt (1967) mở rộng phạm vị hoạt động, quyên góp tiền ủng hộ công cuộc truyền giáo ở mấy nơi trong xứ và tại Lào.
·           TRƯỜNG CHÚA NHẬT:
Sau năm 1954, nhiều Hội thánh nữa khởi sự tổ chức Trường Chúa nhật trong phạm vi rộng. Các Hội thánh thành phố lớn đã điều hành các Trường Chúa nhật trên căn bản đều đặn và có hệ thống từ thập niên 1930. Năm 1955, chỉ có 6.275 trong số 44.281 tín hữu ghi tên trong 358 lớp học Trường Chúa nhật của Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Tổng số học viên hầu như tăng gấp đôi (12.052) năm 1960 và đạt tới điểm 16.031 năm 1965, gồm cả những Hội thánh Thượng.
Các hoạt động khác của Hội thánh, giống như lớp dạy Kinh Thánh thứ năm, các lớp Kinh Thánh Hè, tiếp tục hoạt động trên một qui mô lớn, nhưng nói chung, thật ít thấy có ghi sự cải tiến về mặt quản trị và tổ chức. Vài Hội thánh đã lợi dụng các lớp Kinh Thánh này chẳng những để dạy trẻ em không-Cơ-Đốc mà còn thu hút cha mẹ các em đến Hội thánh trong cố gắng truyền giảng Tin Lành.
·           SỰ HUẤN LUYỆN DẪN ĐẠO CHỈ HUY:
Khi hòa bình trở lại năm 1954, Hội thánh Tin Lành Việt-nam tức khắc trù tính một chương trình huấn luyện dẫn đạo mở rộng, nhằm mục đích cung cấp cho Hội thánh đầy đủ các lãnh tụ hàng giáo phẩm cũng như tín đồ thế tục.
·           TRƯỜNG KINH THÁNH:
Trường Kinh Thánh trung ương này đã huấn luyện  hàng giáo phẩm cho Hội thánh Tin Lành Việt-nam ngay từ lúc ban đầu, thấy sự vươn lên bị rút ngắn nhiều qua những năm cuối của cuộc đấu tranh giành độc lập khi một số học viên bị động viên vào quân đội. Số học viên giảm thiểu xuống còn 18 trong niên khóa 1953-54. Kết quả của sự trưng binh vẫn còn cảm xúc trong năm sau, khi chỉ còn 30 học viên có thể theo học. Đoàn học viên khởi sự gia tăng năm 1955-56 với số ghi tên là 60. Đã có 82 trong năm 1956-57, gồm cả 18 truyền đạo sinh, 89 năm 1957-58 gồm cả truyền đạo sinh, 100 năm 1958-59, gồm cả 25 truyền đạo sinh.
Ban Trị sự Tổng Liên Hội điều hành như là Ban Quản trị Nhà trường, ngày 3-5.7.1957 phát khởi sự trở lại (phục hồi chương trình năm năm đã bị bỏ qua trong thời gian chiến tranh, và duyệt lại địa vị của học viên năm thứ hai được gửi đi tập sự trong thời gian hai năm. Hành động sau này đặc biệt là cốt để giúp vào chương trình bành trướng Hội thánh chung. Biên bản của Ban Trị Sự Tổng Liên Hội ấn định rằng: “Khi một học viên đã theo học xong hai năm tại Trường Kinh Thánh Đà-nẵng, thì sẽ được Ủy Ban của Trường gửi đến một Hội thánh hoặc một ngành công tác, và phải ở dưới quyền điều khiển của một Mục sư được tấn phong tùy theo sự sắp đặt của Địa hạt. Trong vòng hai năm tập sự này, học viên sẽ nhận một học bổng tương đương với số tiền hàng tháng cần thiết để cấp dưỡng người ấy trong Trường Kinh Thánh Đà-nẵng (800 đồng tương đương với 10 Mỹ kim). Trường Kinh Thánh Đà-nẵng sẽ gửi tiền này cho học viên. Ngân khoản đến từ các tặng phẩm ghi cho Trường Kinh Thánh.
Trong thời gian học viên dấn thân vào chương trình tập sự hai năm, Chủ nhiệm Địa hạt, các giáo sĩ  khu vực và mục sư của Hội thánh nơi người được phái đến, có trách nhiệm phán đoán tư cách của học viên trong chức vụ rồi gửi về Trường học năm thứ năm. Nếu trong thời gian tập sự, có bằng hứng rõ ràng là người thiếu tư cách để hành chức mục sư hoặc thiếu sự kêu gọi và ân tứ đặc biệt của Đức Chúa Trời, người ấy sẽ được khuyên nên từ chức, dù người chưa hoàn thành hai năm tập sự và người cũng chẳng được phép trở lại Trường năm tốt nghiệp. Điều này sẽ có hiệu lực với các sinh viên đã hoàn tất năm thứ hai tại trường niên khóa 1956-57. Những học viên này sẽ được phép đi dự hội đồng Địa hạt và Tổng Liên Hội, nhưng không được nhận là đại biểu chính thức trừ phi được Hội thánh mà họ đến hầu việc Chúa bầu làm đại biểu cho họ.
Những điều khoản này chẳng những có hiệu lực cho chương trình Trường Kinh Thánh mà cũng cho sự vun trồng các Hội thánh mới và sự quản trị Hội ấy trong Hội thánh Tin Lành Việt-nam cho đến ngày nay. Học viên năm thứ hai từ thời gian này trở đi, chẳng được xếp loại như các truyền đạo mà như các truyền đạo sinh ở dưới sự giám thị 4 lần. Chương trình mới này chắc chắn đã nâng cao tiêu chuẩn của học viên tốt nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt một gánh nặng lớn hơn trên vai học viên, nhất là đối với nhưng người đã phục vụ dưới áp lực của một khoảng trống thế hệ giữa học viên và các bậc giám thị lão thành, nhiều người đã từ bỏ chức vụ để hầu việc Chúa như một thủ lãnh tín đồ thế tục trong các năm sau đó.
·           THÁNH KINH THẦN HỌC VIỆN NHATRANG:
Sự tiếp tục tăng trưởng của đoàn học viên tại truờng Kinh Thánh Đà-nẵng bắt buộc phải mở rộng các phương tiện nhà trường. Và kết quả, các thủ lãnh Hội Thánh quốc gia đã quyết định xây cất phương tiện mới để đủ chỗ chứa ít nhất 200 học viên. Một vị trí 10 mẫu Anh được tậu xong tại Nhatrang gần Cô-nhi viện Hòn Chồng trên một ngọn đồi trông ra biển Nam Hải. Sau 2 năm xây cất, nhà trường đã khai trương, dù chưa hoàn tất, vào tháng 9.1960 cho khóa học đầu tiên với 85 học viên nội trú, không kể số 55 người khác đang tập sự như Truyền đạo sinh. Năm sau, các tòa nhà đã xây cất xong với 2 nhà ngủ chứa 200 học viên, một tòa nhà 3 tầng làm các phòng học, cùng chứa một thư viện, văn phòng giáo sư, văn phòng Viện trưởng, một phòng ăn, một nhà bếp. Nhà ở của Viện trưởng và 6 cư xá của Ban Giáo sư, một nhà thờ đẹp có 500 chỗ ngồi đã hoàn thành chương trình xây cất. Chỉ có hai giáo sư trọn thời gian ở Trường Kinh Thánh Đà-nẵng dời vào Nhatrang. Còn Ban Giáo sư mới gồm 8 người Việt (5 dạy trọn thời gian) và 4 giáo sĩ Mỹ (2 giáo sư và 2 huấn luyện viên). Để chỉ dấu tiêu chuẩn cao hơn nên đã đổi tên nhà trường ra Thánh Kinh Thần Học Viện (Biblical Theological Intstitute). Mục sư Ông văn Huyên, Giám đốc Trường Kinh Thánh Đà-nẵng trở thành Viện trưởng.
Niên khóa 1961-1962 thấy ghi tên 110 học viên nhập học không kể 55 người đang tập sự như Truyền đạo sinh. Khi chiến tranh du kích lấy lại sức xung kích và sự kêu gọi quân dịch, đã kéo hầu hết thanh niên của xứ vào trong các đơn vị quân đội, sự ghi tên nhập học lại giảm sút từ 68 niên khóa 1962-63, xuống 67 niên khóa 1963-64, và xuống 52 niên khóa 1964-65.
Năm 1961, một chương trình mới được chấp nhận bên trong khuôn khổ chương trình năm năm với mục đích nâng cao tiêu chuẩn nhà trường hoặc ít nhất một phần của chương trình ngang với bậc Đại học.
Chương trình học tập cần cho tốt nghiệp đòi hỏi 5 năm. Hai năm lưu trú tại nhà trường, tiếp theo là hai năm học hàm thụ với sự huấn luyện tập sự trong Hội thánh mới. Năm cuối tốt nghiệp phải hoàn tất trong sự lưu trú sau khi học viên đã thành công vượt qua 4 năm cần buộc cho cả văn hóa lẫn thực tập. Một tổng số điểm là 138 cần thiết để tốt nghiệp, 118 trong các môn học bắt buộc cộng với một số tối thiểu 20 nhiệm ý. Các học viên thất bại, không được đủ số điểm vẫn có thể vào chức vụ nhưng chỉ nhận chứng chỉ học trình khi đã hoàn tất năm tốt nghiệp. Một số điểm 70% là cần thiết để kể 1 môn học là đậu. Chương trình được chia ra như sau:
a.         Năm thứ nhất: Cần buộc: 19 giờ mỗi học kỳ, Kinh Thánh 13, Phương pháp truyền giảng 2, Giáo dục Cơ-Đốc 2, Âm nhạc 2, Địa lý 1.
Lựa chọn: Lựa 3-5 giờ: Sinh ngữ 6 (Việt văn, Anh, Pháp, Hi-văn), Tâm lý học 2, Kinh Thánh 1, Đàn phong cầm 2, Cứu thương 1.
b.         Năm thứ hai: Cần buộc 20 giờ mỗi học kỳ, Thánh kinh 6, Thần đạo có hệ thống 2, Thần đạo thực tiển 4, Sử ký 3, Truyền giáo 2, Âm nhạc 2, Giáo dục Cơ-Đốc 1.
Lựa chọn: 3-5 giờ: Sinh ngữ 6, Triết học 2, Đàn phong cầm 2, Cứu thương 1, Giáo dục Cơ-Đốc 1.
c.         Năm thứ nhất, cấp dưới: Cần buộc 10 giờ tín nhiệm trong năm, Tài thuyết giáo 4, Sử ký Hội thánh 3, Đọc sách 3.
d.         Năm thứ hai, cấp dưới: Cần buộc là 11 giờ tín nhiệm trong năm, Thần đạo có hệ thống 3, Tài thuyết giáo ứng dụng 2, Mở mang Hội thánh ứng dụng 2, Phân tích Kinh Thánh 2, Đọc sách 2.
Tất cả những môn học cấp dưới được học bằng cách hàm thụ, và bài thi do các Huấn luyện viên - giám thị ra hoặc tại Hội đồng Tổng Liên Hội hoặc Hội đồng Địa hạt, hoặc trong học kỳ tận cùng 2 năm tập sự.
e.         Năm cuối cùng: Cần buộc 18 giờ mỗi học kỳ, Kinh Thánh 4, Thần học thực tiển 4, Thần đạo có hệ thống 3, Sử ký Hội thánh 3, Truyền giáo 1, Phương pháp Khảo cứu 2, Lịch sử âm nhạc 1.
Lựa chọn: 4-6 giờ. Truyền giảng ứng dụng 1, Thánh Kinh chú giải học 1, Sinh ngữ 4 (Anh, Pháp, Hi-văn), Triết học 2, Đàn phong cầm 2.
Các học viên được sắp hạng 1 trong 3 cấp: A, B, C. Những người ở hạng A nhận được ít nhất phần thứ nhất của tú tài (tương đương với A bằng cấp học hoặc hội đủ tư cách cho cấp đại học này. Những người ở hạng B phải theo học xong các chương trình trung học cấp dưới và những người ở hạng C chỉ có số trung bình lớp 6 của nền giáo dục phổ thông. Thần học viện Nhatrang cũng dự trù trong chương trình này 1 năm thứ sáu mệnh danh là “Lớp bồi dưỡng truyền đạo” mà một môn học có trong phần nhiệm ý cho các sinh viên cao học trong năm đệ ngũ hồi gần đây.
Ngày càng nhiều học viên nhận được sự huấn luyện thực hành tại trường trại tiếp giáp với Chẩn Y viện và Cô-nhi viện Hòn Chồng, nơi nhiều người có thể thực tập tài năng của mình trong sự truyền giảng cho người lớn, giảng Tin Lành cho thiếu nhi, truyền đạo pháp và cấp cứu. Chương trình sáng thứ bảy gồm có: thăm viếng, giảng Tin Lành trong làng, giảng Tin Lành trong nhà tù (tại cải hối thất ở Nhatrang), giảng Tin Lành cho  thiếu nhi và dạy Kinh Thánh trong hàng chục trường học và gia đình tại vùng phụ cận Nhatrang, Ninh hòa, Thành và Cam ranh.
Thánh Kinh Thần học viện tiếp tục đóng một vai trò chủ yếu trong sự phát triển Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Các Hội Thánh địa phương trông vào đó mà có các lãnh đạo mới. Các thủ lãnh Tổng Liên Hội và Địa hạt thấy đó là nguồn cung ứng nhân viên cho các Hội thánh mới thêm lên. Những sự canh tân trong việc giảng Tin Lành ở quốc nội hay quốc ngoại nói chung bắt nguồn từ đó. Các chương trình Hội thánh mới thường sử dụng đó như một vùng đất thử nghiệm và một miếng đệm lót để phóng đi. Người ta có thể an tâm kết luận rằng Hội thánh đã tăng trưởng cân xứng với sự tăng trưởng của Trường Kinh Thánh vậy.
·           TRƯỜNG KINH THÁNH ĐÀLẠT VÀ BANMÊTHUỘT:
Có hai trường Kinh Thánh chính cho các Hội thánh bộ lạc được lập ở Đàlạt và Banmêthuột. Giữa thập niên 1950, một trường khác được mở tại Pleiku cho bộ lạc Jarai, nhưng vì cớ chỉ ít người theo học, nên học viên được gửi qua Banmêthuột và trường Pleiku tiếp tục điều hành như là một trường Kinh Thánh đoản kỳ cho tín đồ thế tục.
Trường Đàlạt được lập để huấn luyện các truyền đạo hầu việc Chúa cho các chi phái Kơho và các bộ lạc ở tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Trường Kinh Thánh Banmêthuột phục vụ các tỉnh Darlak, Quảng Đức, Phú Bổn, Pleiku, là nơi người thiểu số nói các tiếng Ra-đê, Jarai, Mnông.

Trong nhiều năm các nhà trường này đã được điều hành trên một căn bản đặc biệt. Thay vì học trọn một niên khóa như thường trong các Trường Kinh Thánh tại các nơi khác, các học viên tại Đàlạt và Banmêthuột đã theo học từng kỳ ngắn hạn (từ 6 tuần đến 3 tháng) và phần còn lại của năm thì dành giúp các truyền đạo tại các Hội thánh trong các làng hoặc mở các Hội thánh mới trong các làng riêng của họ trong khi trồng lúa để tự cấp dưỡng (và trong nhiều trường hợp cả gia đình của họ). Chương trình huấn luyện này, trong khi phù hợp với những điều kiện kinh tế của các bộ lạc và dự bị nhiều thì giờ tập sự; có khuyết điểm riêng của nó theo ý nghĩa nó sản xuất những học viên tốt nghiệp theo một nhịp độ hơi chậm. Nó cần đến 8 học kỳ 3 tháng để hoàn tất 24 tháng học để làm lễ tốt nghiệp. Bởi lẽ tất cả các học viên chẳng có thể theo học tại trường mỗi năm một lần, hầu hết các học viên đều phải mất từ 10 đến 12 năm để hoàn tất sự huấn luyện tại trường Kinh Thánh của họ.
Tuy nhiên, năm 1956, Banmêthuột khởi sự dạy từng học kỳ 6 tháng để huấn luyện vào chức vụ hằng năm, nên đã giúp tiến trình tốt nghiệp mau hơn. Đàlạt cũng theo cách đó năm 1957 nhưng cũng giữ học kỳ 3 tháng cho đa số học viên. Họ cũng mở rộng chương trình gồm lại cả 'một năm dự bị' thật ra bằng các lớp đoản kỳ cho các thanh niên trù hoạch cuối cùng vào học tại Trường Kinh Thánh hợp lệ. Một đặc trưng khác của Trường Kinh Thánh Đàlạt nữa là sự huấn luyện ban cho tại các 'trường' tiểu học kiểu mẫu' do các con cái của hộ lạc trong khu vực tới dự. Các học viên chuẩn bị cho chức vụ chẳng những chỉ học Kinh Thánh và thần đạo mà còn học cách thiết lập và điều hành các trường tiểu học để thỏa mãn nhu cầu thiết bách của con cái người sắc tộc chẳng có cách nào khác để nhận sự giáo dục ở các làng trong rừng sâu.
·           THÁNH KINH HỌC ĐƯỜNG ĐOẢN KỲ:
Thánh Kinh Học Đường Đoản kỳ không mới lạ gì cho các Hội thánh Việt-nam mà mãi đến năm 1958, các trường này mới được tổ chức trên một cơ sở đều đặn và có hệ thống. Mục đích chính của những trường này là cung cấp sự dạy dỗ đầy đủ cho những người nam, nữ, nhất là các thanh niên, để họ thực hiện công việc truyền giảng và dạy dỗ trong các Hội thánh địa phương.
Với các phương tiện khác mới hoàn tất tại Vĩnh long và các nhà của Trường Kinh Thánh cũ tại Đà-nẵng, các Địa hạt Nam và Trung đã mở hằng năm giữa các năm 1958 và 1965 một hoặc hai học kỳ 3 tuần cho các tín hữu tương đối của họ. Địa hạt mới lập là Nam Trung hạt khởi sự mở các học kỳ riêng rẽ năm 1963 tại Sân Trường Trại Thánh Kinh Thần Học viện trong mùa hè. Mỗi học viên phải ghi tên học hai khóa liên tiếp mới trọn chương trình. Chương trình học vấn gồm có: Sơ lược Cựu Ước, Sơ lược Tân Ước, Lẽ Đạo Căn bản, Cá Nhân Truyền giảng, Truyền đạo cho Thiếu nhi, Tổ Chức Trường Chúa nhật, Tổ chức Thanh niên, Những nguyên tắc căn bản của âm nhạc, Ban hát Hợp xướng, Thư tín Lamã, sách Tin Lành, sách Công vụ, và các đề tài Kinh Thánh khác.
Những Hội thánh bộ lạc về phần họ cũng thiết lập các Trường Kinh Thánh đoản kỳ cho hầu hết mỗi bộ lạc chính, tại đó một số người trở lại đạo đã quan tâm đến Phước Âm Yếu Chỉ và sự truyền giảng Tin Lành. Các trường lớn thời gian kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng được mở ở Di linh, Pleiku, Đơn Dương, Bảo Lộc, Fyan, Quảng Đức, Khe Sanh, Đàlạt. Khi trở về các làng riêng họ, nhiều học viên trở thành các lãnh tụ của Hội thánh. Cũng có một số khá cứ tiếp tục vào học tại 1 trong các trường Kinh Thánh để được huấn luyện cho chức vụ. Khi các Hội thánh bộ lạc gia nhập Hội thánh Tin Lành Việt-nam năm 1959-60, các truyền đạo Việt-nam tập trung cố gắng mở các lớp Thánh Kinh đoản kỳ theo một qui mô rộng hơn. Tỉ dụ, tại Đơn Dương, có 9 học kỳ được tổ chức năm 1959 với số học viên là 217 người theo học. Tại Di-linh, 197 học viên theo học năm 1964. Một phong trào nhân dân được khởi sự giữa vòng người Mnông ở tỉnh Quảng Đức năm 1962 như kết quả của Một Trường Kinh Thánh đoản kỳ (theo Giáo sĩ Fleming và Phillips, sđd, t.11)
Giữa các năm 1956 và 1965, 4.085 nam nữ tín đồ thế tục đã ghi tên theo học các trường Kinh Thánh đoản kỳ tại Việt-nam. Con số này có thể cắt nghĩa phần nào làn sóng truyền giảng nổi lên giữa các Hội thánh địa phương của Hội thánh Tin Lành Việt-nam, kể cả bộ lạc và người ngoại đạo Việt-nam trong thời gian này. Tuy nhiên vài thủ lãnh Hội thánh đã nói lên sự thất vọng về kết quả của các trường mở giữa vòng người thiểu số Việt-nam. Vì khi các học viên bộ lạc đi ra truyền bá Tin Lành, nhiều người nhắm vào vun trồng các Hội thánh. Các đối nhiệm người ngoại đạo Việt-nam trước hết chỉ quan tâm đến sự truyền giảng cho thiếu nhi và cá nhân, có khuynh hướng bỏ qua chương trình vun trồng Hội thánh, vì hầu hết đã coi đó là nhiệm vụ của hàng giáo phẩm của Hội thánh.
·           NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ LẬP CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM:
Sau Hiệp định Geneve năm 1954, các Hội thánh Tin Lành Việt-nam phải đương đầu cùng một lúc với nhiều vấn đề: sự tái lập hàng giáophẩm và tín đồ phải chia xẻ bởi chiến tranh, định cư một số dân tị nạn từ miền Bắc như kết quả của hòa bình, tái thiết các đền thờ bị người Pháp ném bom hoặc pháo kích, quan trọng hơn hết là sự trở lại mau chóng của Hội thánh đạt đến tự lập.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế của Việt-nam đã chìm xuống một mức thấp mới đi theo sau sự tàn phá các đồng ruộng, đồn điền cao su, hầu hết các mỏ quặng, việc giải thể của hệ thống kinh tế thất trận của người Pháp ít hoặc nhiều tương quan với nền kinh tế mẫu quốc của Pháp, nhất là sự chia hệ thống kinh tế riêng (truớc đã cấu thành một đơn vị trong khuôn khổ Đông Dương thuộc Pháp) thành 2 phân nửa. Thay vì bù đắp cho nhau như thường thấy, cả Bắc lẫn Nam đều không thể tiếp tục tồn tại mà không nhờ cậy nặng nề đến viện trợ ngoại quốc. Sự rút lui của quân đội viễn chinh Pháp, mặc dù có hiệu quả ích lợi trong địa hạt chính trị, đã đổi lại 85.176 người Việt-nam thất nghiệp trong chỉ một số dân cư làm việc được là 5 triệu tại miền Nam Việt-nam mà thôi. Kể cả chính phủ Bắc và Nam Việt-nam phải duy trì một quân đội lớn quá so với số dân cư của họ. Điều này đã thâm hết 83% năm 1954 và 76% năm 1955 của tổng số chi phí của chính phủ miền Nam Việt-nam. Tình trạng này chỉ khiến những vấn đề Hội thánh Tin Lành Việt-nam đối diện càng nghiêm trọng hơn, nhất là vào một thời kỳ mà nhiều thủ lãnh đã làm mọi cố gắng để phục hồi tình trạng tự lập, điều đã phải thay đổi phần lớn là vì những hiệu quả của chiến tranh dai dẳng trên một nguồn lợi tức bấp bênh của giáo dân thuộc Hội thánh. Một tiến trình chậm chạp và đôi khi đau đớn của sự điều chỉnh xảy ra trong 2 năm đầu tiếp theo.
Các thủ lãnh Hội Truyền giáo và Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã làm hết sức mình để giúp đỡ các mục sư từ phần lãnh thổ do Việt Minh kiểm soát trở về, nhất là Liên khu V danh tiếng của Trung Việt, nơi có 17 Hội thánh. Các mục sư đã đến từ miền Bắc được chỉ định đến các vị trí Hội thánh khác nhau ở trong thủ đô và miền phụ cận, nhất là trong sự khai thác những phương pháp mới để truyền bá đạo Tin Lành và thiết lập những Hội thánh mới vùng ngoại ô. Hầu hết các người di cư Cơ-Đốc thế tục đã nhận sự giúp đỡ từ các Đại lý an sinh có liên hệ tới Hội thánh cộng với phần của họ trong các chương trình cứu trợ quốc gia và quốc tế được chính phủ quản trị cho tất cả.
Tuy nhiên đa số những người Tin Lành di cư này được định cư tại vùng phụ cận Sàigòn, dầu có một số đi tới Đahòa, gần Đàlạt và Cái Sắn, một trung tâm định cư lớn ở Tây Nam Việt-nam. Sự thử thiết lập một làng Tin Lành định cư gần Đahòa, với sự giúp đỡ của Hội thánh Thế giới sự vụ và Ủy ban Trung Ương Menonite chứng tỏ là một sự thất bại, một phần vì thiếu sự lãnh đạo hữu hiệu, một phần vì những người di cư trước tiên đến làng này lại thích trở về cuộc sống ở thành thị.
Với sự giúp đỡ tích cực của Hội thánh địa phương lớn hơn và Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp, có hàng chục nhà thờ được xây cất lại hoặc sửa chữa giữa các năm 1954 và 1957. Một số ít các tư thất được dựng lên bằng gạch và vấn đề thay thế các nhà cũ, nhiều cái chỉ là bằng cột tre lợp tranh. Tuy nhiên, cộng thêm với chương trình xây cất lại, khuynh hướng chung là tập trung các tài nguyên vật chất của Hội thánh vào truyền giảng, trong khi chương trình tự lập lại bỏ xuống hàng ưu tiên 2 hay 3 trong các Hội thánh. Nhiều thủ lãnh cả hàng giáo phẩm lẫn tín đồ thế tục, nhất là trong cấp Địa hạt và địa phương dường như nghĩ rằng tình trạng khẩn cấp với các nan đề cùng giải pháp đã có từ lúc khởi sự chiến đấu giành độc lập có thể trì hoãn một vài năm, và như là một kết quả, họ có thể tiếp tục sở cậy số tiền xa dự phòng cho mọi bất trắc có thể để cấp dưỡng các mục sư trong lúc tài nguyên Hội thánh có thể tập trung vào sự truyền giảng và chương trình tái thiết. Thái độ này, dầu có giá trị của nó, nhưng khiến cho sự thúc đẩy lên bậc tự lập phải lâm nguy mà mấy thủ lãnh Hội thánh đã nhìn xa thấy rộng trong cố gắng thực hiện.
Như đã chỉ rõ trong chương trước, trong thời kỳ chiến tranh, Hội thánh thành thị nói chung được vững mạnh là nhờ ăn bám vào Hội thánh nông thôn. Trong năm hòa bình đầu tiên nhiều Hội thánh thành thị tiếp tục hưởng mối lợi này và có thể phụ hồi nền tài chánh hoặc nâng cao tình trạng tự lập hơn hầu hết các Hội thánh nông thôn. Tuy nhiên, vừa khi đồng ruộng và vườn cây ăn trái tiếp tục sản xuất lại, thì có Hội thánh tự lập lại bắt đầu gia tăng.
·           HỘI TRUYỀN GIÁO PHƯỚC ÂM LIÊN HIỆP VỚI CHÍNH SÁCH BẢN XỨ:
Ủy Ban Giám Đốc của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp về phần mình đã khởi sự tái cứu xét chính sách Hội thánh bản xứ năm 1952. Nhiều thủ lãnh giáo sĩ đã nhận thấy các nguyên tắc căn bản của Hội thánh bản xứ đã được thay đổi trong hầu hết các công trường truyền giáo, nhất là sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc. Năm1851, Ủy Ban Giám Đốc đã chỉ định một Ủy Ban đặc biệt để nghiên cứu vấn đề và đề nghị những phương thức mới đã thực hiện cách thích hợp với chính sách của hội đoàn đã được chấp nhận bởi hội nghị chung năm 1926. Ủy ban, đứng đầu là Tấn sĩ W. F. Smalloy đã nghiên cứu kỹ lưỡng những nguyên tắc, chính sách và thực hành của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp trong tất cả các công trường truyền giáo và kết luận: “Chúng tôi tái quyết sự xác tín của chúng tôi rằng sự thiết lập một Hội thánh bản xứ vững mạnh là mục tiêu quan trọng và cần thiết. Mỗi công trường cần phải thi hành mọi cố gắng để thiết lập một Hội thánh bản xứ như thế trong khu vực mình và tất cả các giáo sĩ hiệp tác với công trình của Hội thánh tại công trường phải hoạt động hướng về mục đích tự chia tách mình ra khỏi những việc thường ngày của Hội thánh kể cả ở cấp bậc Địa hạt cũng như cấp bậc địa phương.”
Hải Ngoại vụ được tổ chức lại năm 1953 khi hai người đề xướng mạnh mẽ của chính sách Hội thánh bản xứ được chỉ định vào chức vụ thư ký của Khu Vực: Mục sư Louis King, một cựu giáo sĩ tại Ấn độ, cầm quyền giám thị công trình của Hội Truyền giáo tại Á châu và Mục sư George Constanco thuộc Mỹ châu Latinh và Phi châu. Ấy là ông L. King đã thay thế Tấn sĩ A. C. Snead hành chức Thư ký Hải ngoại của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp năm 1957 đã chấp hành công tác khó khăn là kéo hội đoàn ra khỏi những lầm lỗi đã qua, cùng uốn nắn lại chính sách truyền giáo trên một căn bản vững vàng và thích hợp trong 25 công trường truyền giáo ở khắp thế giới.
Ủy ban của Hội nghị chung về Hải Ngoại vụ năm 1955 đã chú ý rằng: Thật sự vài người trong hàng giáo sĩ chúng ta đã không suy nghĩ chín chắn về vấn đề khai triển Hội thánh là rất đáng ngã lòng, mối quan tâm được cảm xúc là vì cách nào mà chúng ta có thể thuyết phục tốt nhất các giáo sĩ của ta về sự quan trọng nhất về ý niệm Hội thánh bản xứ và cách nào để huấn luyện các thí sinh của chúng ta để họ được chuẩn bị cách tốt nhất hầu giúp đỡ trong sự khai triển một Hội thánh bản xứ như thế.
Tình trạng này đã được thừa nhận bởi Tấn sĩ H. V. Shuman, Hội trưởng Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp trong bài tựa đề “Hội thánh bản xứ” đăng trong tạp chí “The Alliance Weekly” tháng 9.1942. Ông thừa nhận rằng 'chúng ta (tức Hội Truyền giáo) đã trì hoãn sự tự lập của người bản xứ rằng Hội đoàn đã tỏ ra 'quá mềm yếu' với các Hội thánh bản xứ hiển lộ ra, nhiều người bản xứ 'sẵn lòng núp dưới bóng cánh của người ngoại bang mà họ coi như là sống trên nhung lụa.'
Dưới sự dẫn dắt của Mục sư L. L. King, Hải Ngoại sự vụ quyết định hành động tức khắc và khởi sự với Đông Á. Một Hội nghị Á châu được tổ chức tại Bangkok, Thái lan ngày 28.10 - 3.11.1955. Ba mươi đại biểu từ 9 công trường truyền giáo của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp - hai lãnh tụ quốc gia và giáo sĩ Hội trưởng đại diện mỗi công trường, đã họp với ông King để thảo luận về các vấn đề khác nhau liên hệ tới chính sách Hội thánh bản xứ. Mục tiêu chính của Hội đồng là:
1.         Tạo nên một sự thông công quốc tế giữa vòng các mục sư bản xứ tại Á châu
2.         Khuyến khích chương trình tự lập
3.         Thảo luận hiến chương cho Hội Thánh quốc gia.
4.         Đánh giá các Trường Kinh Thánh và sự giáo huấn các công nhân
5.         Thảo luận cách nào chuyển giao trách nhiệm và tài sản cho các người bản xứ cách nhanh chóng hầu các giáo sĩ có thể rút lui tức khắc.
6.         Xem xét cách nào Hội thánh bản xứ có thể tiếp tục xuất bản sách báo.
7.         Nghiên cứu vấn đề qui nhập Hội Thánh quốc gia với các chính phủ quốc gia
8.         Thảo luận căn bản của sự đại diện giáo sĩ tại các Hội đồng mục sư quốc gia, các Hội đồng Địa hạt, và buổi họp của Ban Chấp hành.
Tuy nhiên, yếu điểm của cuộc thảo luận gồm có 3 vấn đề cấp bách liên hệ đến chính sách Hội thánh bản xứ, tức là:
1.         Tự lập qua 1/10 và tiền dâng
2.         Tự trị không bị ngăn trở bởi sự can thiệp của giáo sĩ
3.         Tự truyền bá bởi một Hội thánh hay làm chứng và truyền giáo.
Mục sư Louis L. King trong ý nghĩa chủ yếu của bài diễn văn tuyên bố rằng: Mục đích của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp là thiết lập Hội thánh Jêsus Christ trong mọi lãnh vực trách nhiệm của mình và Hội 'ham muốn có một Hội thánh theo kế hoạch của Tân Ước, trong trường hợp này chỉ có nghĩa là Hội thánh tự lập, tự trị và tự truyền bá.'
Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp tại Phi-luật-tân vẫn thường lặp đi lặp lại được nêu gương thành công của Phong trào Hội thánh bản xứ với những kết quả ưu việt đã hoàn tất giữa các năm kết thúc Đệ nhi thế chiến và năm 1955. Ngày thứ bảy của Hội đồng, đại biểu Phi-luật-tân báo cáo về chính sách và phương pháp của Hội thánh mình và quyết rằng ấy là Hội thánh đã độc lập từ năm 1947. Đại biểu Việt-nam lên diễn đàn để khen ngợi Hội thánh Phi vì chương trình thắng lợi của họ và làm một bảng so sánh vắn tắt giữa hai Hội thánh anh em tại Việt-nam và Phi-luật-tân. Ông chỉ ra rằng trong khi Hội thánh Phi-luật-tân độc lập vào năm 1947, thì Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã khởi sự tự trị tự lập từ năm 1937 và giữa các năm 1941 và 1943, Hội thánh đã trở thành haòn toàn tự trị tự lập, vì trong thời kỳ này Hội thánh chẳng nhận trợ cấp vô luận là gì, từ Hội Truyền giáo hoặc từ nguồn nào trừ số tiền dâng từ các giáo hữu. Những sự khác biệt giữa hai Hội thánh anh em, theo tình trạng bản xứ tương đối, có thể truy đến những lý do chính trị, kinh tế, thậm chí tôn giáo nữa. Đại biểu Việt-nam quả quyết:
1.         Trong khi quần chúng đảo Phi-luật-tân được hưởng chức vụ giảng Tin Lành và các hoạt động truyền giáo của trên một chục Hội đoàn, giáo sĩ Tin Lành, thì chỉ có một Hội Truyền giáo đến hoạt động tại Việt-nam và những hoạt động lại bị hạn chế bởi số ít nhân viên.
2.         Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, người Phi được hưởng hòa bình và thịnh vượng, trong khi Việt-nam chìm đắm trong một cuộc chiến tàn khốc kéo dài suốt chín năm và kết quả là sự qua phân đất nước, sự hủy phá một số nhà thờ và tư thất, sự giết hại một số mục sư truyền đạo, và sự tản lạc, mất tích, cầm tù và giết hại một số Cơ-Đốc nhân.
3.         96% thuộc viên Hội thánh chúng tôi cùng với đồng bào phải lìa bỏ nhà cửa, đổi chỗ từ nơi này qua nơi khác 2, 3, 4, 5, và có khi đến 10 lần, trong số tài sản của họ chỉ còn lại vỏn vẹn một vali hoặc một xách tay. Đa số giáo dân như thế đã trở thành nạn nhân chiến cuộc rất cần đồ cứu trợ. Tình hình này đã làm rung chuyển toàn bộ chương trình tự lập của Hội thánh cho đến tận nền móng. Nhưng chúng tôi ngợi khen Chúa, vì khi hòa bình vừa trở lại khu vực nào Hội thánh có thể lập lại với một số chừng 20 hay 30 gia đình, Hội thánh ấy tức khắc trở thành tự trị vừa khi những thuộc viên này kiếm được việc làm và có đủ tiền mua lương thực.
Lời nói vắn tắt này ấn tượng trên cả Hội đồng cách sâu xa. Ông King khởi sự giải thích 'Sức mạnh của Hội thánh Tin Lành Việt-nam' trong các phiên họp sau. Tuy nhiên, Hội Truyền giáo quyết định thực hiện chính sách Hội thánh bản xứ cách vững vàng không hề lay chuyển ở tất cả công trường truyền giáo bất kể phải có những biện pháp đặc biệt trên một căn bản tạm thời. Ảnh hưởng chung trên các đại biểu rất thuận lợi, vì nhiều người đã đến Hội nghị với ý định nhấn mạnh trên sự kéo dài chương trình trợ cấp. Nhưng nhiều người đã trở về xứ tương đối của mình với quyết tâm thực hiện một chương trình bản xứ đạt tới trạng thái mở mang, vì họ xác tín rằng những nguyên tắc đó từ Tân Ước mà ra, và sự áp dụng xác lý trong các công trường truyền giáo đã khiến Hội thánh thêm mạnh. Điểm chạm đầy đủ của Hội nghi trên các Hội thánh địa phương ở Á châu và các nơi khác trên thế giới còn phải báo cáo trong các Hội nghị kế tiếp. Tuy nhiên, các thủ lãnh Hội truyền giáo quyết định chấp nhận một chương trình 5 năm cho tất cả các Hội Thánh quốc gia trong đó 20% trợ cấp của Hội Truyền giáo cho các Hội thánh địa phương phải cắt giảm mỗi năm hầu tất cả các Hội thánh địa phương có thể đạt đến tự lập đầy trọn năm 1960
·           CHÍNH SÁCH TỰ TRỊ CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM:
Cố gắng mãnh liệt của Hội trưởng Lê văn Thái và Chủ nhiệm Nam Hạt Trần Xuân Hỉ, hòa hiệp với quyết tâm nhiều thủ lãnh Hội thánh địa phương, cả hàng giáo phẩm lẫn tín đồ thế tục, đã đem đến kết quả tức khắc trong chương trình tự lập. Rất sớm là ngày 7.1.1956, Ban Trị dự Tổng Liên Hội đã hành động để kết thúc chương trình 5 năm và tuyên bố tất cả Hội thánh địa phương hoàn toàn tự lập kể từ 1.4.1956, bởi quyết định lịch sử.
Biểu quyết và thông qua: Xét vì chúng ta nhận thấy sự trợ cấp do Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp đã giao cho Hội thánh Tin Lành Việt-nam là không phù hợp với các nguyên tắc căn bản, rằng phương thức này chẳng những không thể giúp giữ được nền tài chánh của các Hội thánh hiện đang nhận trợ cấp, nhưng còn trở nên cớ vấp phạm chung như các giáo sĩ và một số mục sư truyền đạo phát biểu. Bởi vậy, để phù hợp với Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp và của các giáo hữu Việt-nam, biểu quyết chúng ta sẽ không nhận trợ cấp nào từ Hội Truyền giáo kể từ ngày 1.4.1956. Thông qua, và điều khoản 10 ra chỉ thị cho các mục sư của Hội thánh được trợ cấp:
Biểu quyết các mục sư truyền đạo phục vụ tại các Hội thánh nhận trợ cấp được yêu cầu phải nhờ cậy ân điển Chúa để tìm mọi cách có thể làm để tự lập kể từ ngày 1.4.1956, hoặc bởi tăng tiền dâng của tín hữu, hoặc bởi kiếm thế mưu sinh, hoặc cách nhận các nguồn tài trợ khác, hầu có thể duy trì chức vụ và Hội thánh của họ miễn là những phương tiện này không ngăn cản chức vụ thánh trong vấn đề tài chánh và không tạo nên mối tranh chấp nào với sự tổ chức của Hội thánh Tin Lành Việt-nam trong vấn đề hành chánh. Thông qua.
Ban Trị sự chung tức thì phê chuẩn chính sách mới trong cuộc họp ngày 10.10.1956. Chỉ bởi một nét bút, sự liên hệ giữa Hội Thánh quốc gia với Hội truyền giáo được lập lại trên căn bản mới. Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả Hội thánh địa phương của Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã đảm trách cấp dưỡng đầy đủ các mục sư của mình và hoàn toàn độc lập với Hội Truyền giáo. Một khoảng trống lớn được giảm bớt khác giữa hai phạm trù Hội thánh, và Hội thánh độc lập với những đặc quyền nhiều hay ít đến từ tình trạng tài chánh của họ và các Hội khác (đôi khi còn gọi là Hội thánh của Hội Truyền giáo) còn nhận trợ cấp từ hội Truyền giáo và được đặt dưới quyền quản trị và kiểm soát của giáo sĩ.
Không cần phải nói, nhiều Hội thánh địa phương và các mục sư của họ, đã phải dũng cảm chiến đấu và chịu nhiều gian khổ trước khi họ có thể bắt kịp các Hội thánh được đặc ân hơn. Nhưng không ít mục sư lấy sự khủng hoảng tài chánh làm cơ hội để giục giã giáo dân trong việc khuấy động tín hữu trong chương trình truyền giảng cấp tốc, kết quả là trong nhiều trường hợp đã mở rộng được hội chúng họ và như vậy thêm lên lợi tức của Hội thánh.
Các thủ lãnh Hội thánh Tin Lành Việt-nam tiến nhiều bước để làm vững mạnh các chương trình tự lập trên các tầng lớp khác nhau. Vì số nhỏ hơn vẫn phải chịu đau khổ do sự ngưng nhận viện trợ tức khắc, nên Hội đồng Tổng Liên Hội thông qua một loạt nghị quyết để đảm bảo sự ủng hộ rộng rãi hơn cho ngân sách chung của Hội thánh địa phương. Năm 1958, Hội đồng ra nghị quyết 'nhắc nhở và thúc giục các chấp sự dâng 1/10 vào ngân quĩ Hội thánh hầu trở nên một nguồn cảm hứng cho các thuộc viên khác.Năm sau đó, Hội đồng bỏ phiếu chỉ cho phép 'những người đã đóng góp phần tài chánh cho Hội thánh địa phương mới được dự phần trong sự điều hành ngân sách Hội thánh'. Năm 1960, Hội đồng cũng 'biểu quyết thúc giục các mục sư phải dâng 1/10 cho các Hội thánh tương đối' thay vì chia ra và gửi đến các tổ chức Địa hạt và Tổng Liên Hội như nhiều người vẫn làm.
Ban Trị Sự Tổng Liên Hội cũng đem thi hành lại một vài phương pháp trước kia đã được Hội đồng Tổng Liên Hội chấp nhận mà đã áp dụng lỏng lẻo trong thời chiến. Mỗi Hội thánh bị buộc phải dâng 10% lợi tức chung cho thủ quĩ Địa hạt và sau khi đã trừ 30% tổng số nhận được cho quĩ Ban Trị Sự Tổng Liên Hội, sẽ dùng hầu hết số còn lại để giúp các Hội thánh thiếu trên một căn bản bất thường. Trong khi các Hội thánh thiếu cũng dâng 1/10 tổng số nhận được sau cũng gửi trở lại cho họ bởi Ban Trị Sự Địa hạt.
·           PHƯƠNG PHÁP TỰ LẬP:
Ngân quĩ phù hợp, một ngân khoản bổ túc thiết lập bởi Ban Trị Sự Tổng Liên Hội tháng 1.1954, khởi sự điều hành trên một qui mô quốc gia. Số doanh thu được phân phối cho ba Địa hạt để giúp các Hội thánh nhỏ cân xứng với số của họ tại mỗi khu vực: Nam hạt 43%, Trung hạt 30%, Bắc hạt 21%, chi phí điều hành 6%. Vì những liên hệ với Địa hạt Bắc không thế duy trì được sau tháng 7.1955, ngân sách được chia ra cho hai Địa hạt còn lại với sự lưu ý đặc biệt đến công tác của các mục sư miền Bắc cứ tiếp tục tại miền Nam vì họ đến trong làn sóng di cư năm 1954-1955.
Hội đồng Tổng Liên Hội năm 1956, theo quyết định của Ban Trị Sự Tổng Liên Hội về việc chấm dứt các khoản trợ cấp của Hội Truyền giáo cho Hội thánh địa phương, biểu quyết ủng hộ Tổng Liên Hội giúp Hội thánh thiếu (The Genaral Assembly's Fund for Assisting Needy Churches), vì sau một thời gian điều hành ngắn ngủi sự giúp đỡ các Hội thánh thiếu đã được chuyển giao qua các Ban Trị Sự Địa hạt, tiếp tục điều hành chương trình này cách hữu hiệu đến ngày nay.
Dưới sự giám thị và điều hành của Ban Trị Sự Địa hạt, một cố gắng lớn được thi hành để thêm sức cho các Hội thánh địa phương mới và thiếu thốn, nhất là ở Nam hạt. Nói chung, tất cả các Địa hạt (kể cả Địa hạt Thượng đã gia nhập Hội thánh Tin Lành Việt-nam năm 1960) áp dụng ít nhất 8 phương pháp để đạt được mục đích này:
a.         Giúp đỡ 1 hay 2 Hội thánh thiếu bởi 1 Hội thánh lớn hơn hoặc bởi sáng kiến riêng hoặc bởi sự gợi ý của Ban Trị Sự Địa hạt. Ví dụ, những Hội thánh tại Sàigòn, Đà-nẵng, Đàlạt, Cần thơ, đã giúp các mục sư hầu việc Chúa tại các Hội thánh nhỏ trong vùng phụ cận tương đối cho đến chừng các Hội thánh này vững mạnh để tự chăm sóc lấy.
b.         Các thuộc viên Hội thánh lớn tình nguyện đóng góp cho các Hội thánh địa phương nhỏ trên một căn bản hằng tháng hoặc bất thường. Những Cơ-Đốc nhân này tự ý lựa chọn trong vòng danh sách các Hội thánh thiếu thường được ghi trong các báo cáo thường niên của Ban Trị Sự Địa hạt, hoặc chính các mục sư bè bạn họ lưu ý cho hay. Trong nhiều trường hợp, những 'nhà hảo tâm' lại được phát hiện chính là các thuộc viên cũ của Hội thánh thiếu và đã dời chỗ ở vì chiến cuộc, và dầu họ đã gia nhập một Hội thánh lớn trong khu vực họ định cư, họ cũng quyết định ủng hộ cả hai Hội thánh (có người sẵn lòng dâng 1/10 cho mỗi Hội thánh và như vậy đã tăng phần mười lên gấp đôi).
c.         Mỗi Ban Trị Sự Địa hạt quyên góp quĩ riêng để giúp các Hội thánh thiếu từ cá nhân tín đồ và từ các Hội thánh lớn. Quĩ này phối hợp với 1/ 10 của Hội thánh địa phương, gửi đến cho Ban Trị Sự Địa hạt, được chia ra cho các Hội thánh thiếu thốn nhất trong Địa hạt.
d.         Vài Hội thánh địa phương đã cho thuê các tài sản không sử dụng hoặc bán một phần để trả tiền thuê nhà và như vậy thêm một số lợi tức cho những chương trình tự lập. Tỉ dụ, các Hội thánh ở Pleiku và Sông Cầu, có một phần lớn thu nhập, nhờ tiền cho thuê nhà22.
e.         Nhiều nhân viên Địa hạt đi thăm các Hội thánh thiếu kêu gọi giáo dân ủng hộ các mục sư và chương trình tài chánh của Hội thánh. Vì một số mục sư thấy khó nói về những như cầu thuộc thể của chính mình, sự giúp đỡ thêm này về phần Ban Trị Sự Địa hạt giới thiệu thêm một số tín đồ mới vào chính sách tự lập của Hội thánh và thêm một khuyến giục cho cố gắng của các thuộc viên lão thành để hoàn tất chương trình tự lập.
f.          Các Hội đồng chấp sự do các Ban Trị Sự Địa hạt tổ chức, nhất là ở miền Nam cũng có kết quả là thêm lợi tức đáng kể của Hội thánh địa phương, vì những vị thủ lãnh tín đồ thế tục này học hỏi lẫn nhau trong các kỳ Hội đồng để 'phục vụ Chúa và Hội thánh' trong một đường lối kết quả hơn, không những chỉ trong tổ chức và truyền giảng của Hội thánh mà còn dâng 1/10 và hi sinh dâng hiến.
g.         Các cá nhân tín đồ trong Hội thánh, hoặc do sáng kiến hành động, hoặc theo gương của các đồng bạn Cơ-Đốc, khởi sự chẳng những chỉ dâng 1/10 mà có khi còn dâng đến 20, 30 thậm chí 50% về số lợi tức cho Hội thánh23. Ông Vũ Tự, một người di cư từ Bắc Việt, nhất định dâng 50% số tiền kiếm được cho Hội thánh của mình, và các tổ chức khác của Hội thánh. Và khi nhận được 10.000 cho phí khoản gả con gái ông từ người hôn phu, ông bèn dâng hết cho Hội thánh24.
h.         Một số mục sư lựa chọn tìm việc làm một phần thì giờ, hầu hết trong lãnh vực giáo dục và y tế, để phụ thêm vào lợi tức của họ, và như thế thành công trong sự duy trì chức vụ của họ mà không làm một gánh nặng cho Hội thánh hoặc Địa hạt25.
Nói chung, nhờ có sự lãnh đạo đủ tư cách và nhờ tài nguyên kinh tế tương đối mở mang hơn của giáo dân, được thành công hơn các Địa hạt anh em trong sự theo đuổi chương trình tự lập mới26. Các Hội thánh thiếu tại Trung hạt và nhiều Hội thánh Thượng hạt đã phải trải qua một thời kỳ lâu dài đau khổ và điều chỉnh lại. Tuy nhiên, năm 1960, tình hình ổn định, cả trong nền kinh tế quốc gia lẫn nguồn tài chánh của Hội thánh, chương trình tự lập của cả ba Địa hạt gặp hồi thật náo nhiệt.
Khi chiến tranh Đông Dương tái diễn với qui mô lớn, một số Hội thánh lại chìm đắm trong cơn khủng hoảng mà họ đã từng trải giữa các năm 1945 và 1954. Tuy nhiên, thật đáng chú ý là mặc dầu có sự di chuyển và sự hủy phá, các Hội thánh địa phương vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách tự lập không hề lay chuyển, và qua một hệ thống 'chia đều' lợi tức, các gánh nặng của Hội thánh bị thử thách ngặt nghèo lại được chia xẻ bởi các Hội thánh anh em, nhờ sự điều hành của Ban Trị Sự Địa hạt và sự đáp ứng của các hàng giáo phẩm và tín đồ thế tục trong hầu hết các Hội thánh.
Số các Hội thánh tự lập là 76 trong số 154 Hội thánh đã được tổ chức năm 1954. Số đó tụt xuống 53 theo sau Hội nghị Geneve và cuộc di cứ lớn năm 1954-1955, với tổng số lợi tức 3.726.255 đồng cho tất cả 159 Hội thánh. Ngay sau khi Ban Trị Sự Tổng Liên Hội hành động đặt tất cả các Hội thánh trên căn bản tự lập, dầu lợi tức chung hơi lên đôi chút tới 3.976.080.54 đồng, tất cả số 128 Hội thánh của Hội thánh Tin Lành Việt-nam năm 1956 đều xếp đặt vào hàng tự lập. Số này lên tới 135 với số lợi tức tổng cộng là 5.063.952 đồng năm 1958. Cộng thêm với số của Địa hạt Thượng năm 1960, số Hội thánh tự trị lên tới 230 năm 1961, 243 năm 1962, 251 năm 1963, 327 năm 1964, 335 năm 1965. Lợi tức Hội thánh cũng thêm lên từ 5.686.566 đồng năm 1961, tăng đến 6.675.267 năm 1963 và đạt đến 30.894.582 năm 1965.
Chương trình tự lập của Hội thánh Tin Lành Việt-nam là một thành công vang dội cho các Hội thánh và Địa hạt mhân chủng Việt-nam. Các Hội thánh bộ lạc phải phấn đấu một thời gian lâu hơn, và vài ảnh hưởng đối nghịch xảy đến cho một số Hội thánh nhỏ giữa các năm 1955 và 1960, khi vài mục sư phải từ giã Hội thánh họ để mưu sinh. Nhưng như các thủ lãnh Hội thánh ngày càng trưởng thành trong sự hiểu biết và sự thực hiện các chính sách bản xứ, hầu hết các Hội thánh bộ lạc chẳng những được củng cố trong sự tự lập mà còn trở nên chủ động trong việc giảng Tin Lành cùng việc truyền giáo các nơi xa hơn. Thậm chí ngay trong thời kỳ thử thách của chiến tranh hiện tại, khá nhiều Hội thánh phải dời đi từ nơi này qua nơi khác (tức là 4 Hội thánh phải dời Núi Non Đàlạt đến Thác trại, từ Thác Trại đến Phước Lương, rồi từ Phước Lương tới N'Lo dưới sự khuấy rối liên miên của Việt Cộng), hàng giáo phẩm và tín đồ thế tục như nhau chẳng bao giờ lìa bỏ những nguyên tắc bản xứ và thành công trong sự duy trì tình trạng tự lập của Hội thánh27
·           SỰ TỰ TRUYỀN GIẢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG TIN LÀNH:
Ngay sau khi chấm dứt tình trạng chiến tranh năm 1954, hầu hết mỗi Hội thánh Tin Lành tại miền Nam Việt-nam phát khởi một thế công truyền giảng để bù đắp vào thời gian 9 năm bị ngăn trở hoặc đối với vài hội, ở trong tình trạng ứ đọng hoàn toàn. Lòng sốt sắng truyền giảng bộc phát phản ánh lại một phần sự trưởng thành của các thủ lãnh quốc gia là người nhận biết sự khát vọng về phần nhiều đồng bào họ muốn nghe sứ điệp Cơ-Đốc, thẳng thắn đối diện với tình trạng mới.
Vũ trang bằng Kinh Thánh và Tân Ước, vài trăm truyền đạo đơn, và dụng cụ thô sơ (1 xe đạp, đèn dầu lửa, trong vài trường hợp một hệ thống khuếch âm chạy bằng điện trì, có 4 hoặc 5 thanh niên giúp đỡ, một truyền đạo có thể kéo đến một đám quần chúng thay đổi từ 200 tới hàng ngàn người trưởng thành, từ đêm này qua đêm khác trong việc truyền giảng, họp tại các trung tâm chiến lược, nơi chợ búa hay trong các hội trường của làng xã lớn. Giữa các năm 1954 đến 1965, Hội thánh Tin Lành Việt-nam thấy là thập niên truyền giảng lớn nhất trong lịch sử Hội thánh, mũi tấn công chính của Hội thánh tại điểm này không phải là tự trị hay tự lập, nhưng là tự phát triển.
Cộng với các phương pháp đã làm từ lâu, nhiều thủ lãnh Hội thánh khai thác đường tiến tới và khởi sự dùng các phương tiện mới để trình bày sứ điệp Tin Lành cho các tầng lớp khác nhau của xã hội Việt-nam.
·           SỰ TRUYỀN GIẢNG CÁ NHÂN:
Như kết quả của sự ho nhận được từ lớp Thánh Kinh Đoản kỳ và qua sự dạy dỗ, khuyến giục của mục sư họ, một số lớn Cơ-Đốc nhân già trẻ, đều hăng hái tham dự vào việc truyền giảng cá nhân. Họ nói về Đức Chúa Jêsus Christ cho gia đình mình, cho bà con và người lân cận, cho bạn bè và người đồng công tại văn phòng, hãng kho, nhà trường, trên xe lửa, xe buýt, máy bay, tàu thuyền. Nhiều thuộc viên Hội thánh, kể cả người mới trở lại, cảm xúc sự cấp thiết chia sẻ Tin Lành với đồng bào trong sự phát biểu hồn nhiên của đức tin và lòng xác tín của họ. Sự ước ao mạnh mẽ đem cả gia đình đến đức tin Cơ-Đốc hầu cho 'cả nhà ấy được cứu rỗi' đến từ sự xác tín của giáo hữu về ý nghĩa đặc tính thống nhất gia đình của xã hội Việt-nam. Một Cơ-Đốc nhân bị bắt lầm giam tại khám Chí Hòa là cải hối thất lớn nhất của xứ, hầu như đã khởi sự nói chuyện với các tù nhân khác về đức tin và Cứu Chúa của mình. Lúc ông được thả ra, một bác sĩ y khoa ở giữa vòng người bị giam đã trở lại đạo. Một quả phụ cao tuổi, chồng bà trước kia là một bạn thân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã dạn dĩ nói với ông về Cứu Chúa của bà vừa tìm gặp trong một buổi tiếp tân, mặc dầu bà biết ông là người Công Giáo Lamã rất sùng đạo. Một em gái học Trường Trung học thay vì cho một bản báo cáo chỉ định về văn chương, quyết định nói với bạn trong lớp về những thay đổi trong đời sống mình vì đã tin nhận Cơ-Đốc giáo.
Lòng hăng hái hồn nhiên trong sự chia sẻ xác tín và từng trải thuộc linh của mình về phần nhiều người Tin Lành, học thức hoặc thất học như nhau, đã khiến các đoàn thể khác nhau sinh lòng chỉ trích hoặc khâm phục. Một vị linh mục Công Giáo Lamã đã tỏ bày sự ngạc nhiên khi thấy sự dạn dĩ của những người tín đồ Tin Lành mà ông biết tại các tỉnh Nam Định (Bắc Việt) và Phước Long (Nam Việt), họ công bố Kinh Thánh trong lời làm chứng của họ 'như họ là người điên'28. Đến nỗi trẻ em cũng được khuyến khích làm chứng (witness) cho các bạn học hoặc bạn chơi trong những lời đơn sơ nếu không muốn nói là ngây thơ. Trong dịp Tết, một chủ nhà in tại Sàigòn, cũng tương đối là mới trở lại đạo, thay vì tiếp tục những ngày Tết Nguyên Đán, thích chất đầy xe sách Tin Lành và truyền đạo đơn và lái thẳng xuống thành phố Cà-mau ở cực Nam để dấn thân vào việc truyền giảng Tin Lành của mình suốt một tuần
·           GIẢNG TIN LÀNH TỪNG BAN:
Dầu Ban Chứng đạo của Hội thánh Tin Lành Việt-nam có thể truy đến các năm sớm hơn khi thành lập các Ban Chứng đạo. Năm 1938, Bác sĩ Tống Thượng Tiết (John Sung), người Trung Hoa đã tổ chức Ban Chứng đạo trên một qui mô lớn, thập niên ở giữa cuộc chiến tranh Đông Dương thấy dấy lên các Ban Chứng đạo tại nhiều Hội thánh địa phương. Mục sư Phan văn Hiệu, Tổng trưởng Ban Chứng đạo của Tổng Liên Hội từ năm 1938, cứ tiếp tục thúc đẩy thành lập các ban và tiểu tổ chứng đạo khi hòa bình trở lại năm 1954. Mỗi Địa hạt có giám đốc riêng hằng đi thăm viếng, và khuyến giục các Hội thánh địa phương trong cố gắng truyền giảng này. Mỗi Hội thánh cũng có 1 trưởng ban tại địa phương, thường là một tín đồ thế tục tổ chức và giám thị các ban chứng đạo gồm 2 hoặc nhiều người hơn. Họ nhóm lại hằng tuần, để cầu nguyện và ra đi từng đôi chiều Chúa nhật hoặc thứ tư để thăm viếng các gia đình, phân phát truyền đạo đơn, nói chuyện với người nào chú ý, giúp người hỏi đạo với những điều cơ học của sứ điệp Tin Lành. Trong nhiều năm đa số Hội thánh, không thấy chương trình có hệ thống đi thăm và công tác thăm viếng thường làm cách tình cờ. Cố nhiên kết quả rất yếu kém, vào giữa thập niên năm 1950, một số các trưởng ban địa phương khởi sự chia khu vực trách nhiệm, và chỉ định 1 hay 2 tổ đi thăm mỗi gia đình trong một khu vực đặc biệt. Có Hội thánh đã gửi 1 bức thư trước đến mỗi trưởng gia đình để xin hẹn gặp, và trong trường hợp này chỉ có những gia đình nào có thể thu xếp mới tiếp nhận sự thăm viếng. Một trong các ban chứng đạo tiên tiến nhất trong xứ được hướng dẫn bởi ông Trần Huy Minh thuộc Hội thánh trung tâm Sàigòn, một tín đồ thế tục từ Bắc Việt. Tiếp theo 4 năm hoạt động tích cực, số ban chứng đạo từ 26 lên đến 100 giữa các năm 1956-1960, trong khi số người nghe đạo tăng từ 4.630 lên 7.251 và số người thật sự 'quyết định tin Chúa' từ 37 lên đến 192. Ông Minh báo cáo rằng: Giữa các năm 1954 và 1965, các Ban Chứng đạo Hội thánh trung tâm Sàigòn đã chia sẻ đức tin họ với 104.751 người trong số đó có độ 2.567 người quyết định tin theo Đấng Christ.
Năm 1955, Hội thánh Tin Lành Việt-nam báo cáo có 200 Ban Chứng đạo gồm 499 nhân viên đã nói cho 93.422 người. Kết quả là 4.837 người hỏi đạo trong các Địa hạt. Năm 1961, có 620 ban viên đã làm chứng cho 160.616 người, trong số đó có 4.816 người hỏi đạo. Năm 1962, các ban viên lên tới 2.144, chia sẻ niềm xác tín của họ với 266.928 người và ghi lại 3.740 người hỏi đạo. Năm 1965, số ban viên giảm xuống còn 1804, trong khi đó số người nghe đạt tới 307.888 điểm và người hỏi đạo lên tới 3.845 (bản báo cáo khai trình số người hỏi đạo tại Nam hạt năm này bị thất lạc trong báo cáo Tổng Liên Hội)
·           GIẢNG TIN LÀNH THEO NGÀNH NGHỀ:
Hình thức truyền giảng này tương đối mới cho cộng đồng Tin Lành Việt-nam là 1 cố gắng bởi một Cơ-Đốc nhân giới thiệu sứ điệp Tin Lành với các bạn đồng công cùng ngành nghề hoặc người có liên hệ đến cuộc kinh doanh. Một thương gia tại châu thành Phanrang đứng trước cảnh vỡ nợ và phải ngồi tù vì đã thất bại không trả nợ được vì số nợ ngày càng gia tăng theo tỉ lệ lãi suất quá đáng của những người Việt-nam chuyên nghề cho vay nặng lãi. Các chủ nợ của ông đều là đồng nghiệp thương gia trong thành phố. Giữa cơn khủng hoảng, ông nghe về Chúa Jêsus và quyết định tin theo Tin Lành. Thay vì chạy trốn khỏi châu thành để khỏi bị hình phạt bởi tòa án, ông đi thăm các chủ nợ và khất sẽ trả vốn lẫn lời đầy đủ trong một năm. Ông đã có khả năng giữ lời hứa, trong chính ngày ông trả xong nợ, ông bèn mời tất cả các thương gia trong thành phố đến dự một bữa tiệc và lợi dụng cơ hội này nói cho biết đức tin của ông trong Đấng Christ và Ngài đối với ông có nghĩa gì. Đây là khởi đầu cuộc truyền giảng mãnh liệt, phần ông đã đem các đồng bạn thương gia đến với Tin Lành Đấng Christ.
Ở phía Nam thành phố Mỹ tho, ba anh em tín đồ là thợ may tổ chức một cuộc họp không chính thức về nghề nghiệp của họ trong thành phố để truyền giảng Tin Lành Đấng Christ. Tại Sàigòn, một sự thử tương tự dùng phương pháp này theo một qui mô lớn hơn mà không đạt kết quả khả quan về sau phải bỏ dở. Công trình thành công nhất cho đến nay trong việc truyền giảng theo ngành nghề được hoàn tất tại tỉnh Quảng Ngãi giữa năm 1959 và 1963, khi những người đánh cá trở lại đạo, có các mục sư trợ lực, đã giúp đem hơn 400 người ngụ trong 7 làng đến đức tin Tin Lành
·           TRUYỀN GIẢNG CHO QUÂN NHÂN:
Xét vì cớ lớn đặc biệt của quân đội Việt-nam Cộng hòa, mới đây đã đạt đến điểm 1.100.000, Hội thánh Tin Lành Việt-nam khởi sự tăng cường để cho các chương trình truyền giảng Tin Lành trong các Trại quân và các Quân y viện khi chiến cuộc lan rộng và đạo luật động viên được công bố đầu thập niên 1960.
Dầu sự quan tâm chính yếu là sự chăm sóc đời thuộc linh cho các quân nhân Tin Lành, các tuyên úy vẫn lợi dụng thời cơ để giảng sứ mạng của họ và phân phát các phần Tin Lành và truyền đạo đơn cho các quân nhân chưa tin Chúa. Rạng Đông là nguyệt san đặc biệt hướng về các thanh niên chưa tin, được phân phối rộng rãi bởi các tuyên úy cho đến chừng Nha Tuyên Úy nhất định xuất bản tập san định kỳ riêng của mình. Tờ Niềm Tin, trong năm 1968. Báo định kỳ này do Mục sư Dương Kỳ làm chủ bút, và Đại úy Nguyễn Bá Quang, đặc biệt chú ý đến các quân nhân đến hỏi đạo và gia đình họ, và phục vụ cho cả mục đích giảng Tin Lành lẫn gây dựng tín đồ. Sự giảng Tin Lành trực tiếp cho quân nhân Việt-nam thời kỳ từ năm 1956, Mục sư Phạm văn Thâu, trưởng ban chứng đạo tại Nam bộ với sự giúp đỡ của bà Giáo sĩ D. I. Jeffrey, Mục sư Lê văn Phải và ông Trương Phát Đạt cùng các tín đồ thế tục khác, kể cả mấy nhân viên Đoàn Thanh niên Sàigòn, đã mở cuộc giảng đặc biệt trong các trại quân vùng phụ cận Sàigòn-Chợlớn-Gia định. Sự đáp ứng thật khả quan, nhưng sự nhóm lại thất thường, sự di động thường xuyên của các đơn vị và thiếu người truyền giảng không cho phép Hội thánh ghi được kết quả đáng kể.
Trại quân lớn nhất tại miền Nam Việt-nam, Trung tâm huấn luyện Quang Trung, đã mở cửa cho các giáo sĩ và các truyền đạo giảng Tin Lành năm 1954, miễn là họ sẽ chiếu mỗi tuần 1 phim khác nhau trong ba tháng cho 18.000 tân binh tốt nghiệp mỗi tam cá nguyệt. Tuy nhiên, dịp tiện độc đáo này mất, vì chỉ có một phim Cơ-Đốc được sử dụng trong thời gian này. Mãi cho đến năm 1964, Đại tá phụ trách Trung tâm cho phép bà Jeffrey và các cộng sự viên của bà đi thăm viếng mỗi sáng Chúa nhật để phân phát truyền đạo đơn và nói chuyện với người hỏi đạo giữa vòng tân binh quân dịch. Một phòng sách thường xuyên được mở cho các binh sĩ và ba lớp dạy Anh văn được tổ chức mỗi tuần cho các sĩ quan, trong khi 'mỗi giờ đều có dành 15 đến 20 phút để dạy Kinh Thánh'. Phòng học lớn dành riêng cho lớp dạy Anh văn cũng được dùng vào chiều Chúa nhật cho các tuyên úy giảng Tin Lành. Những buổi nhóm sáng Chúa nhật hấp dẫn từ 5.000 đến 7.000 người nghe và kết quả là hàng trăm người quyết định tin theo Đấng Christ. Năm 1955, Bộ Chỉ Huy Quân khu Thủ đô đã cho phép một cuộc giảng Tin Lành cho khoảng chừng 16.000 người trong 4 trại quân. 50 người đã ứng lời kêu gọi ngay trong buổi họp đầu tiên. Một trường quân sự khác tại Đồng Đế (Nhatrang) cũng mở cửa trước hết cho Tuyên uý khu vực, kế đó Mục sư sở tại và các đoàn thanh niên của ông, để giảng Tin Lành theo vị Tướng lãnh chỉ huy.
Tuy nhiên, cố gắng giảng Tin Lành có kết quả giữa vòng quân nhân được thực hiện trong các Quân y viện. Tháng 2.1954, bà Jeffrey và ông Đạt được phép làm việc trong 7 Quân y viện tại vùng phụ cận Sàigòn. Trong 6 tháng, họ đi từ nơi này đến nơi kia để phân phát truyền đạo đơn và cắt nghĩa sứ mạng Tin Lành. Mỗi ngày trong tuần, ban đi thăm một Quân y viện khác. Hằng trăm sĩ quan và binh sĩ tỏ dấu muốn tin theo Đấng Christ và các cuộc nhóm đều đặn được mở tại hầu hết các Quân y viện. Công việc tiếp tục bởi các mục sư của các Hội thánh thủ đô với các kết quả lâu bền, nhất là tại Tổng Y viện Cộng hòa, Quân y viện lớn nhất trong cả xứ. Mỗi buổi nhóm giảng tối Chúa nhật tại giảng đường có từ 400-600 sĩ quan và thương binh nhóm lại. Còn lại hàng ngàn bịnh nhân không thể dậy khỏi giường, đều được các giáo sĩ và các mục sư bản xứ thăm viếng. Thỉnh thoảng vào những dịp lễ Cơ-Đốc, Hội thánh và cá nhân thường gửi tặng phẩm, nhất là các ghế có bánh xe, cặp nạng, thuốc men do Hội Hoàn Cầu Khải Tượng tiếp tế cho hàng trăm phế binh đã giúp tạo nên một bầu không khí thân hữu trong đó sự trình bày sứ điệp yêu thương Cơ-Đốc dễ hiểu và tiếp nhận. Chỉ năm 1965, ngót 2.000 người tiếp nhận Chúa tại Tổng Y viện Cộng hòa.
Có hai Quân y viện lớn khác (tại Đà-nẵng và Nha trang) cũng thừa nhận các toán giảng Tin Lành, nhưng vì thiếu nhân viên nên không cho phép Hội thánh tiếp tục truyền giảng trên một qui mô rộng.
·           GIẢNG TIN LÀNH TẠI KHÁM ĐƯỜNG:
Mục sư Lê Khắc Chấn đã khởi sự truyền giảng loại này tại Phanrang và Phan thiết trong các năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Đông Dương. Sự giảng tại nhà lao Phan thiết kết quả là đem người đề lao và gia quyến ông trở lại tin Chúa. Cuối cùng ông phải từ chức vì áp lực của chính quyền tiếp theo sự quyết định tin Chúa của ông.
Khám Chí Hòa là khám rộng nhất và tối tân nhất tại Việt-nam, tọa lạc tại vùng ngoại ô Sàigòn, được mở cửa cho sự giảng Tin Lành chẳng bao lâu sau khi ký Hiệp định Geneve năm 1954. Mặc dầu những khó khăn và giấy tờ liên hệ, nhờ sự giúp đỡ của ông Trần văn Lắm, hiện làm Bộ trưởng Ngoại giao, lúc bấy giờ làm thủ hiến ở miền Nam Việt-nam, trước kia ông là người học tiếng Anh với bà I. R. Stebbins, nên bà D. I. Jeffrey và ông Mục sư Nguyễn Hữu Phiên được phép nhóm lại hằng tuần tại đại giảng đường của khám. Cuộc giảng đạo trên chỉ có một số nhỏ tù nhân nhóm lại. Có một người quả quyết mình là Tin Lành, dầu giám đốc khám đường quyết rằng trong số 2.000 tù nhân chẳng có ai Tin Lành cả. Ngày hôm sau, một số lớn sách Tin Lành đã được đem vào khám đường, vị trưởng đoàn vệ binh hứa sẽ phân phát cho các tù nhân và ghi tên những người nào muốn tin đạo Tin Lành. Tại buổi nhóm thứ hai, có chừng 300 tù nhân ngồi đầy giảng đường, nhiều người khác nữa đã xin phép đến dự nhóm nhưng bị từ chối vì không đủ chỗ.
Sứ điệp được giảng ta bởi Truyền đạo Việt-nam, theo sau thì có thì giờ cầu nguyện trong đó có cả 300 người tham dự vì họ 'đều quyết định tin theo Chúa', vì họ nói ấy là kết quả của truyền đạo đơn và các sách Tin Lành mà họ đã đọc. Mục sư Phiên là Truyền đạo cho Khám Chí Hòa trải qua 17 năm, có nhiều người trở lại đạo nhưng chắc chắn một số chỉ nhận Tin Lành như một nguồn an ủi hoặc khuyến khích, trong thời gian khốn khó, nhưng khi ra khỏi tù thì không còn ở lại với Hội thánh nữa. Người ta có thể nhận thấy thái độ này là chung cho cả người Việt-nam, chứ chẳng riêng gì các tù nhân. Sự cảm kích tin Chúa của mấy tù nhân có tiếng vì các tội trọng và cuộc đời biến cải của họ sau đó đã khiến bè bạn và người khác phải ngạc nhiên và đã thuyết phục nhiều người về quyền năng của Tin Lành, cũng đã dẫn đưa nhiều người khác trở lại đạo.
Năm 1965, các mục sư tại Huế, Quảng Ngãi, Nhatrang, Phanrang, Phan Thiết, Vĩnh Long, Rạch Giá, Cần Thơ, Long An, đều có các buổi nhóm truyền giảng trong các ngục thất địa phương. Ba nhà ngục sau được mở do sự cố gắng của ông Trần văn Quân, là tín đồ sốt sắng, ông Quân kế tiếp làm Ủy viên tài chánh của các tỉnh An giang (Rạch giá), Phong Dinh (Cần thơ) và Long An, đã được phép đặc biệt của tỉnh trưởng cho phép mở các cuộc nhóm cho tù nhân. Thay vì giao công tác cho vị mục sư, ông tự mình đảm trách việc điều hành, ông giảng, mời các diễn giả đặc biệt, tổ chức lớp học Kinh Thánh và tù nhân đáp ứng hằng trăm người. Trong 2 năm ở Rạch Giá, trên 1.000 tù nhân tỏ dấu muốn tiếp nhận đức tin Tin Lành. Về sau được đổi đến Cần Thơ, rồi tới Long An, ông tiếp tục cố gắng giảng trong lao xá với kết quả khả quan.
Đảo Côn Sơn, được cả thế giới biết là 'đảo cải hối thất' danh tiếng vì 'chuồng cọp' kể từ ngày Pháp thuộc, không được giảng Tin Lành cho đến năm 1967
·           SỰ GIẢNG CHO THANH NIÊN:
Sự cố gắng của Hội thánh Tin Lành Việt-nam để tới các thanh niên phần chính được thực hiện tại các trung tâm thanh niên ở các thành phố lớn và các tổ chức sinh viên tại trường Đại học, Cao đẳng và Trung học tại Thủ đô.
Trung tâm Thanh niên đầu tiên được mở tại Sàigòn năm 1959 bởi bà Mục sư Spencer T. Sutherland, cộng tác với Mục sư Nguyễn Sơn Hà và ông Nguyễn Hàm Hoàng. Năm 1965, các thành phố Huế, Đà-nẵng, Tuy hòa, Nhatrang, Biên hòa và Sàigòn, Cần thơ, đã có những trung tâm thanh niên ra sức phấn đấu, nơi các thủ lãnh thanh niên cùng hợp lực với các giáo sĩ và mục sư để giới thiệu sứ điệp Tin Lành qua sự dạy tiếng Anh, chiếu phim Cơ-Đốc, tập hợp thanh niên, sinh hoạt thanh niên và làm chứng.
Các đoàn sinh viên Đại học và trung học đã tổ chức một loạt các hộïi nghị tại nhà thờ Quốc Tế Sàigòn, khu chiến lược tọa lạc gần Dinh Độc Lập của Tổng Thống và Trường Đại học Văn Khoa và Đại học Khoa học. Các thủ lãnh và cố vấn sinh viên đến từ Nhật, Úc, Thụy sĩ, Anh quốc, Hoa kỳ, đã gia nhập với các thủ lãnh quốc gia trong việc trình bày sứ điệp Tin Lành cho các thanh niên và giới trí thức tại thủ đô.
Dầu được tổ chức đông đúc, những Hội nghị này cũng ít thâu được kết quả đối với giới sinh viên Sàigòn. Dường như sinh viên quan tâm đến những cuộc đấu tranh chính trị tiếp diễn giữa các năm 1963 và 1965. Các cuộc tập hợp sinh viên thường được tổ chức tại tư thất Mục sư P. Contento tại Chợlớn và các lớp dạy Kinh Thánh được mở tại các trường Cao đẳng, theo sau có sự cá nhân chứng đạo, đặc biệt là các cuộc đối thoại ngây thơ và tình bằng hữu lâu dài giữa các sinh viên Cơ-Đốc và không Cơ-Đốc, chứng tỏ là rất hữu hiệu trong việc dắt đem sinh viên đến đức tin. Các tổ chức sinh viên tại Huế, Đà-nẵng, Qui nhơn, Nha trang, Đàlạt, Mỹ tho và Cần thơ, cũng bắt đầu phát khởi phong trào truyền giảng giữa thập niên 1960 trên một qui mô nhỏ, và vì số nhỏ nên thường lựa gia nhập các lực lượng với các Hội thánh tương đối để lo việc truyền giảng.
·           SỰ TRUYỀN ĐẠO CHO THIẾU NHI:
Khởi sự từ các giai đoạn sớm nhất của sự phát triển Hội thánh, sự giảng Tin Lành cho thiếu nhi được tổ chức trên một qui mô rộng, theo một hệ thống liên hợp cho đến giữa thập niên 1950. Mục sư Phạm Xuân Tín, một truyền giáo lão thành giữa các bộ lạc, đã trở thành vị thúc đẩy, tổ chức huấn luyện chương trình truyền đạo cho thiếu nhi của Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Vốn là Chủ nhiệm tờ báo Tạp chí Truyền giáo, ông đã dùng cơ quan này khuyến khích chương trình này giữa vòng các Hội thánh, nhất là giữa vòng mục sư và truyền đạo trẻ tuổi. Khởi sự tháng 9.1960, ông Tín trở thành huấn luyện viên của môn Truyền đạo cho Thiếu nhi, tại Thần Học viên Nhatrang, và năm 1965, đã huấn luyện được ít nhất 200 học viên sau này đi ra phục vụ với tư cách là mục sư, truyền đạo, người giảng Tin Lành, truyền giáo, các tín đồ thế tục truyền giảng, với sự nhấn mạnh đặc biệt về môn Truyền đạo cho Thiếu nhi.
Phong trào lấy lại sức xung kích khi các cuộc tập hợp được tổ chức tại Gia-định, Nhatrang, Đà-nẵng. Chúng tạo nên sự ước ao thi đua hoạt động giữa vòng các Hội thánh tại vùng phụ cận. Tại Nhatrang, các lớp Kinh Thánh cho thiếu nhi được duy trì một tuần ở trong một chục nhà, khiến cho các học viên Trương Kinh Thánh có cơ hội thực tập tài khéo của họ và như thế được chuẩn bị cho công việc trong tương lai. Năm 1965, mỗi Hội thánh địa phương đều có chương trình truyền đạo cho Thiếu nhi.
Nhiều người làm công tác xã hội đã phục vụ khắp cả xứ cộng tác với Hội Hoàn Cầu Khải Tượng (World Vision Monrovia California) và Ngân quĩ cho Thiếu nhi Cơ-Đốc cùng thực hiện chương trình phục vụ cho Thiếu nhi cách hữu hiệu dưới sự lãnh đạo của cô Nguyễn thị Bảy và Võ Hồng Liễu.
Ít nhất một Hội thánh tại Trung bộ Việt-nam đã khởi sự qua các cuộc nhóm họp thiếu nhi mà kéo được một số 75-80 người và dọn đường cho sự tổ chức một lớp Trường Chúa nhật, và về sau thực hiện được cuộc nhóm ngày Chúa nhật cho người lớn luôn. Thật hơi khó mà quyết định hiệu quả của hình thức truyền giảng này. Vì dầu hàng ngàn trẻ em đã bày tỏ sự ước ao tin theo Đấng Christ, hầu hết các em đều không thể tiếp tục đi nhà thờ hoặc dự các buổi họp thiếu nhi vì sự chống đối của cha mẹ chúng. Điểm chạm lớn nhất có thể được thừa nhận thỏa hiệp với sự dạy Kinh Thánh mà buổi nhóm cung cấp cho các trẻ em Cơ-Đốc và ảnh hưởng Kinh Thánh trên sự tác thành tính hạnh và đời sống đạo đức của các em. Cố nhiên, sẽ cũng gieo giống Tin Lành trong tấm lòng của các thiếu nhi không Cơ-Đốc.
·           TRUYỀN GIẢNG BẰNG Y TẾ:
Dầu công tác y tế được thực hiện với mục đích cấp bách là làm vơi nỗi thống khổ thể xác của con người, hầu hết công nhân liên hệ, kể cả bác sĩ, nữ điều dưỡng và nhân viên hành chánh, đều tin rằng sứ điệp của Đấng Christ bao giờ cũng thích đáng với điều kiện con người và cấu thành nguồn sức lực và an ủi cho bịnh nhân tin cậy. Thật hiếm có một bác sĩ Cơ-Đốc nhờ cậy đến tuyên úy ở nhà thương và xin ông cầu nguyện cho bịnh nhân ở trong tình trạng nguy kịch trong khi chính bác sĩ tài khéo mổ xẻ của mình cùng các dụng cụ, thuốc men tinh vi để thử cứu mạng sống bịnh nhân.
Chẩn Y viện và Bịnh viện Tin Lành Nhatrang đã duy trì sự nhóm truyền giảng vắn tắt 5 ngày mỗi tuần cho tất cả bịnh nhân. Giữa các năm 1960 và 1965, trong số 150.266 bịnh nhân điều trị tại bịnh viện và chẩn y viện, có 1.088 người trưởng thành đã tỏ lòng muốn trở nên tín đồ Cơ-Đốc. Các Chẩn y viện tại Đàlạt và ở Pleiku cùng bịnh viện phung ở Banmêthuột cũng đã có những chương trình truyền giảng tương đối, nơi nọ khác nơi kia về thời dụng biểu và phương pháp.
·           GIẢNG TIN LÀNH BẰNG TÀU THUYỀN:
Công việc tàu Tin Lành của ông Huỳnh văn Ngà đã thành công trong việc vun trồng các Hội thánh dọc theo sông Cửu Long không thể điều hành sau năm 1953. Một tàu mới sắm tại Vĩnh Long năm 1958 và bắt đầu hoạt động tại miền Trung (khu vực ở giữa 2 nhánh sông Cửu Long) dưới sự hướng dẫn của Mục sư Lê Kim Ngân. Tuy nhiên, công trình này đành chịu số phận thất bại, phần chính vì sự lãnh đạo kém cỏi nên chiếc tàu phải bán đi.
Các Hội thánh Nhị Mỹ và Cà mau có sáng kiến đóng tàu Tin Lành riêng cho Hội thánh mình. Tàu Nhị Mỹ thành công trong việc truyền giảng Tin Lành trong một khu vực hạn chế và báo cáo sự đáp ứng thật khả quan. Công trình bị gián đoạn khi ông mục sư cương quyết của chi hội bị thuyên chuyển đi nơi khác. Dự án của Hội thánh Cà mau chẳng bao giờ thành sự thực có lẽ vì sự chiến đấu không ngừng trong tỉnh giữa quân đội chính phủ và lực lượng Việt Cộng thường núp ở phía sau rừng U Minh danh tiếng.
Ông Châu văn Cương, một mục sư hưu trí, dùng tiền để dành và tậu một chiếc tàu để truyền giảng tại vùng Hậu giang, nhất là trong những khu do Việt Cộng kiểm soát. Ông mượn phép hoạt động trong mấy năm, nhưng tiếp theo sự leo thang chiến tranh cuối cùng ông phải bỏ dở công trình đầy hứa hẹn vào giữa thập niên 1960
Tại Địa hạt miền Trung, nơi tàu thuyền chỉ hạn chế trong các sông ngắn, hầu hết bị phân rẽ bởi các dãy núi, thủ lãnh Hội thánh không dự trù sự điều hành tàu thuyền để truyền giảng, thậm chí có một chiếc được dâng cho Địa hạt năm 1957, thì dường như sử dụng xe cộ để tới các thị trấn và làng mạc xa xôi còn thuận tiện hơn và cũng đỡ tốn kém hơn. Tại các tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị, có một vùng nước mặn dài 80 cây số trong nội địa, hai bên đều có hàng chục làng xóm, Mục sư Robert Henry và mục sư Dale Herendeen, năm 1957 đã mua một thuyền nhỏ có gắn máy đẩy, và phương tiện nghỉ ngơi trong khoang. Nhiều làng mạc được thăm viếng và phát sách nhưng công việc chẳng bao lâu phải gián đoạn vì 'tàu quá nhỏ' cho một công tác hiệu quả nên phải bán đi.
Nói chung, sự truyền giảng bằng tàu thuyền giữa các năm 1954 và 1965, mặc dù cố gắng đáng khen về phần các giáo sĩ và các thủ lãnh địa phương, không thể so sánh với tàu Tin Lành của Cố Mục sư Huỳnh văn Ngà vào thập niên 1930 cả về thăm viếng lẫn kết quả.
·           SỰ TRUYỀN GIẢNG TẠI DINH ĐIỀN
Chế độ Ngô Đình Diệm trong cố gắng giải quyết vấn đề quá đông dân cư ở các miền Trung châu không sản xuất, khởi sự phát động một chương trình khai triển kinh tế rộng lớn thường được gọi là 'dự án dinh điền'. Năm 1959, hàng ngàn gia đình từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định, được chính phủ di chuyển, không phải là không có đối kháng, đến các vùng cao nguyên Trung phần rất phì nhiêu. Như vậy, chỉ trong vài tháng, hàng trăm khu trù mật được thiết lập tại Pleiku, Darlak, Quảng Đức, Bình Tuy, Phước Long. Giữa vòng những người định cư tại Dinh Điền có hàng chục gia đình Tin Lành. Vừa khi được định cư, họ đã khởi sự nói cho đồng bào trú ngụ biết về đức tin của họ trong Đức Chúa Jêsus Christ, mặc dầu họ thiếu dụng cụ truyền giảng, như các Kinh Thánh và văn chương Tin Lành. Bị bứng khỏi cách sống cổ truyền, thương thường dân chúng sẵn sàng mở lòng cho một triết lý mới hơn là lúc họ còn ở tại gia đình cổ xưa. Có nhóm Cơ-Đốc nhân bởi lối sống hồn nhiên và đơn sơ, đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba số của họ trước khi một mục sư hay giáo sĩ có dịp đến thăm viếng họ. Trong vài chỗ, một giáo sĩ báo cáo năm 1959: “các nhóm gồm lại những tín đồ mới, và họ thấy khi thì đứng vững khi phải đương đầu với những áp lực bên ngoài.
Từ một trung tâm định cư, một chấp sự ở Tam Kỳ (Quảng Nam) đã biên thư cho Mục sư Nguyễn Hậu Nhương, truyền giáo sở tại Banmêthuột rằng '18 Cơ-Đốc nhân vừa tới nơi, nhưng qua sự làm chứng của ông, tín đồ bây giờ đã tăng lên đến số 60'. Đến khi ông Nhương có thể thăm viếng trung tâm, có thêm 40 người nữa quyết định gia nhập nhóm Tin Lành, và nhóm cứ tiếp tục tăng trưởng mau chóng. Khi một nhà thờ do bàn tay của tín đồ Cơ-Đốc này xây dựng được hoàn tất, một truyền đạo sinh do Ban Trị Sự Tổng Liên Hội gửi đến thì số tín đồ đã lên tới 250 điểm. Năm 1961, tức là chưa đầy 2 năm sau khi Hội thánh khởi sự, Hội thánh này được gần 400 tín hữu.

Các giáo sĩ và mục sư cố gắng thăm viếng và giúp đỡ tín đồ Cơ-Đốc bị tản lạc rộng rãi này. Vì vùng dinh điền tọa lạc phần lớn trên lãnh thổ các bộ lạc, các nhà truyền giáo Việt-nam hoạt động giữa các bộ lạc, đứng đầu là Mục sư Nguyễn Hậu Nhương, tích cực dự phần củng cố và tổ chức các nhóm Cơ-Đốc nhân mới thành những Hội thánh hợp thức. Mục sư D. I. Jeffrey và Mục sư D. F. Irwin đại diện Hội Truyền giáo tại công trình dinh điền cộng tác chặt chẽ với các thủ lãnh Hội thánh. Vì cớ thiếu truyền đạo cách trầm trọng trong thời kỳ cấp bách này, Hội thánh chỉ có thể gửi vài công nhân lên các khu dinh điền. Theo sự gợi ý của ông Nhương, có một số học viên đệ nhất niên từ Thần Học viện Nhatrang tình nguyện lên hầu việc Chúa tại 10 trung tâm trong các tháng hè. Nhóm tín đồ Cơ-Đốc, dưới sự hướng dẫn của họ đã mau chóng trở thành các Hội thánh trưởng thành, có hội đã có cả nhà thờ và tư thất. Năm 1964 trên 30 Hội thánh, cả tổ chức lẫn chưa tổ chức, đang phấn đấu giữa khu đồn điền. Tuy nhiên, công cuộc đầy hứa hẹn này chẳng bao lâu lâm vào vòng nguy hiểm vì chiến tranh bộc phát dữ dội tại miền cao nguyên. Mấy nhà thờ bị phá hủy và hội chúng phải tan lạc trong rừng, một số lớn tín hữu đã có thể tập kết lại trong các trung tâm quận và tỉnh để gia nhập Hội thánh hiện có trong khu vực. Khá nhiều người trở thành dân tị nạn bần cùng, số phận hàng ngàn đồng bào theo sau sự leo thang chiến tranh.
·           SỰ TRUYỀN GIẢNG CHO DÂN TỊ NẠN:
Quân đội Mỹ tăng cường đổ dồn vào Việt-nam giữa các năm 1965-68, sự oanh tạc rộng lớn cùng các cuộc oanh kích tại các làng mạc thuộc vùng 'tự do' rộng lớn, sự tập trung dân sự ở dưới sự điều khiển của chính quyền và các nhân tố liên hệ khác dẫn đến kết quả là bắt buộc dời chỗ của trên 1 triệu dân cư ở Nam Việt-nam. Bổng nhiên họ trở thành người vô gia cư, cũng không công ăn việc làm, lắm khi chẳng còn 1 đồng nào, họ thành một vấn đề nghiêm trọng cho xứ sở và cho Hội thánh.
Hội thánh Tin Lành Việt-nam với một ít tài nguyên sẵn có đã làm hết sức mình để giúp đỡ số người tị nạn này, cùng chung với các đại lý Tin Lành khác. Nhiều lãnh tụ Hội thánh, kể cả hàng giáo phẩm và tín đồ thế tục, quyết định chuẩn bị lương thực cho phần thể xác cùng lương thực cho phần 'linh hồn' cùng một lúc. Ủy ban Cứu Tế, đứng đầu là ông Nguyễn Thiện Sỹ và Nguyễn văn Vạn phân phát tiền bạc và hàng tấn thực phẩm, đồ tiếp tế, quần áo giữa các năm 1960-1965. Một công trình sáng lạn cũng được hoàn tất bởi Đoàn Thanh Niên Cơ-Đốc Xã Hội thường cộng tác với Ủy ban Cứu Trợ Thế giới trong việc chuẩn bị và phân phối đồ tiếp trợ cho hàng chục trung tâm tị nạn với một lời làm chứng Cơ-Đốc.
Các Hội thánh thấy các nhóm dân tị nạn lớn tiếp nhận đức tin Tin Lành, được trú ngụ tại Bình định (nhân chủng Việt-nam), Thừa Thiên, Tuyên Đức, Quảng Đức (bộ lạc). Thật cũng quá sớm để quyết định những kết quả của sự truyền giảng cho dân tị nạn mà trong vài phương diện đã lợi dụng cơ hội trong một hời kỳ khủng hoảng ngắn, trong đó, người Cơ-Đốc trung thành với bản chất của mình, đã bước ra làm nhẹ bớt nỗi đau khổ của đồng bào. Sự bày tỏ tình thương và mối quan tâm Cơ-Đốc này tự nó là lời chứng cho giá trị và sự thích đáng của sứ điệp Cơ-Đốc cho ít nhất là một đoàn thể trong xã hội Việt-nam.
·           SỰ TRUYỀN GIẢNG BẰNG SÁCH BÁO:
Hội thánh Tin Lành Việt-nam và Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp đã làm tăng thêm cố gắng truyền giáo qua các trang sách in vừa khi hòa bình trở lại năm 1954. Nhà in Tin Lành Hà-nội đã phục vụ đắc lực cho mục đích này trước hồi chiến tranh giành độc lập dưới sự điều khiển của Mục sư Wm. C. Cadman và Mục sư Trần văn Đệ, được dời vào Đàlạt trong thời chiến. Mục sư Jean Funé đã quản trị nhà in cách đắc lực cộng thêm với trách nhiệm của ông trong việc truyền giảng cho các bộ lạc tại khu vực Đàlạt, đã được Mục sư Burton Houck thay thế năm 1954. Năm 1955, Nhà in lại dời nữa, lần này xuống Sàigòn, nơi ông Houck với sự giúp đỡ của mấy người bản xứ đã tiếp tục công tác to lớn phi thường là cung cấp sách báo cho công việc truyền giảng, ngày càng gia tăng, của các Hội thánh Việt-nam, bộ lạc và Lào quốc.
Sức sản xuất chung bị giảm xuống năm 1955 còn 5.039.000 trang so với tổng số 11.225.520 trang năm 1953, rõ ràng là kết quả của giá hối đoái hạ thấp và ảnh hưởng lớn đến sự đóng góp của Hội Truyền giáo cho ngân khoản Nhà in. Tuy nhiên, sự giúp đỡ rộng lượng của Liên Đoàn Suy Gẫm Kinh Thánh và Hội Biếu Tặng Kinh Thánh đã khiến cho Nhà in có thể thỏa mãn những nhu cầu cấp bách giữa thập niên 1950 cho sách báo phân phối tại các trại quân, Quân y viện, các Trung tâm tị nạn. Khi Ủy ban xuất bản quyết định rằng in sách báo Tin Lành tại các Nhà in ở ngoài thương trường còn đỡ tốn kém hơn thì cuối cùng nhà in đóng cửa.
Bắt đầu năm 1957, sức tổng sản xuất sách báo lại gia tăng, với 14.581.000 trang xuất bản trong năm thì năm sau đã lên đến 17.834.600 trang. Năm 1961, tổng số trang là 19.438.000 trang được sản xuất và năm 1963 đạt đến 23.304.400 trang. Cuối năm 1965, tổng số sản xuất sách báo Tin Lành tại Việt-nam, theo báo cáo của Mục sư Louis King với Tổng Hội nghị Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp tại Vancouver, Canada, 11-16/5/1966 đã đạt tới điểm cao nhất trong vòng các công trường truyền giáo của Hội Truyền giáo với 42.2 triệu trang. Kế tiếp sau đó là Hương Cảng với 18.2 triệu, Thái lan với 15.5 triệu, Nam Dương với 11.2 triệu, Chilê với 10.7 triệu, đây chỉ là kể đến các công trường đứng trên 10 triệu điểm.
Cộng thêm với số hằng trăm ngàn truyền đạo đơn và sách nhỏ để phân phát, đã bán với giá rẽ hầu trình bày sứ điệp Cơ-Đốc cho người chưa tin và hỏi đạo. Hội thánh Tin Lành Việt-nam còn mở rộng phạm vi hoạt động với sự xuất bản tạp chí Thánh Kinh Báo (sau đổi thành Thánh Kinh Nguyện San), Đuốc Thiêng và Hừng Đông (sau đổi thành Rạng Đông). Nội dung của ba tờ báo đều hướng về độc giả chưa tin cũng như cho các thuộc viên của Hội thánh. Tờ Đuốc Thiên không thể sống sót sau cơn khủng hoảng tài chánh giáng trên Hội thánh giữa thập niên 1950. Thánh Kinh Báo tiếp tục xuất bản đến năm 1960 dưới quyền chủ nhiệm của Mục sư Ông văn Huyên, Giám đốc Trường Kinh Thánh Đà-nẵng. Tiếp theo sự đời Trường Kinh Thánh vào Nhatrang, tờ báo tạm đình bản một thời gian trên một năm, vì vị chủ nhiệm quá bận rộn với văn phòng mới của ông tại Thần Học Viện. Mục sư Đoàn văn Miêng, Hội trưởng Hội thánh Tin Lành Việt-nam, và Mục sư Nguyễn Thanh Hằng, thư ký của Địa hạt Nam Bộ thay thế quyền chủ nhiệm xuất bản Thánh Kinh Báo và đã đều đặn xuất bản từ tháng 4.1962. Ban Trị Sự Tổng Liên Hội trong cuộc họp ngày 1.9.1964 đảm nhận việc xác định lại công việc tương đối của hai tờ nguyệt san: Thánh Kinh Báo và Hừng Đông. Thánh Kinh Báo cốt ý 'gây dựng đời thuộc linh' cho tín đồ, trong khi Hừng Đông chỉ hướng phần chính vào các độc giả không-Cơ-Đốc.
Ông Nguyễn văn Vạn đã làm chủ nhiệm tờ Hừng Đông ngay từ ban đầu, chẳng bao lâu khai triển tạp chí của ông thành tờ báo hấp dẫn nhất trong xứ với mục đích rõ ràng là đem sứ mạng Cơ-Đốc đến cùng các sinh viên, binh sĩ, và các thanh niên khác. Cộng thêm với các câu chuyện của những người trở lại đạo của các nhân vật chủ chốt từ các quốc gia và bối cảnh văn hóa khác nhau. Hừng Đông cũng đăng những bài làm chứng cá nhân của người mới trở lại đạo từ các nẻo đường đời trong xã hội Việt-nam. Hừng Đông đã trở thành một món quà tặng thuộc linh quí báu cho hàng ngàn binh sĩ và sinh viên, là một thật sự đã nhận thấy trong các trại quân và các đồn bót, các trường thế tục khắp cả xứ.
Giữa vòng các truyền đạo đơn và sách nhỏ rất được hoan nghênh, ta có thể kể sách “Tôi chọn Đấng Christ” của Trần Thuyên, một nhà ngoại giao Việt-nam đã trở thành giáo sĩ cho người Hồi giáo ở Bắc Phi. “Tình yêu thương của Đức Chúa Trời” của Mục sư Đoàn văn Mìêng, “Mạnh hơn mọi khí giới” của Đổ Đức Trí, “Kiếp phù sinh” một phóng tác từ sách “Bí quyết hạnh phúc” của Billy Graham, “Tại sao tôi theo đạo Tin Lành” của Nguyễn Sơn Hà. Đoàn Sinh viên Tin Lành ở Sàigòn cũng xuất bản một loạt các truyền đạo đơn cho các sinh viên rất được ua thích, chẳng những ở giữa vòng những sinh viên mà còn giữa sĩ quan quân đội, công chức và giới khác nữa. Sự truyền giảng bằng sách báo tới mọi nơi đã trở nên ý nghĩa hơn khi người nhận thấy những sách xuất bản này thay đổi giữa 485.000 đơn vị (sách nhỏ, bài luận ngắn, truyền đạo đơn) năm 1952 và 950.000 đơn vị năm 1965 đã tới đến các dân tộc, và các độc giả nói tiếng Việt không những chỉ ở Việt-nam mà còn ở Kamphuchia, Thái lan, Lào, Pháp và Tân Hobrides nữa
·           SỰ TRUYỀN GIẢNG TRÊN ĐÀI PHÁT THANH:
Herbert Kane đã nhận xét đúng trong tác phẩm của ông, nhan đề: “Quan điểm toàn cầu của các Hội Truyền giáo Cơ-Đốc rằng: “Việt-nam là xứ duy nhất tại Đông Nam Á, nơi Hội thánh Đấng Christ hầu như không bị hạn chế trong việc truyền thanh Tin Lành”. Năm 1954, tủ chứa những tài liệu thâu băng tiếng Việt truyền thanh Tin Lành có 130 cuốn băng dài 1 giờ gồm 436 bài giảng và 354 thánh ca. Phòng ghi âm xây cất tại Gia-định cùng năm đó đã tiến bộ đáng kể do sự trông nom của Mục sư Nguyễn Kim Ngân. Thay vì chuẩn bị những chương trình dài, tài liệu thâu băng thực hiện những chương trình 15 phút sẵn sàng để đài phát thanh Viễn Đông tại Manila truyền đi. Chương trình chẳng những chỉ nhắm vào các thính giả không Cơ-Đốc mà cũng gồm lại sự dạy dỗ dành riêng cho những người mới tin nghiên cứu thư tín Lamã. Một lớp hàm thụ học cách này cống hiến những ai vui lòng viết thư xin bài.
Sự đau dai dẳng và qua đời của Mục sư Nguyễn Kim Ngân năm 1957 đã khiến toàn bộ công việc thật ngưng đọng. Mãi đến lúc Mục sư Nguyễn văn Long điều hành phòng ghi âm và Mục sư Burton Houck được 'ủy quyền trong vòng ba tháng nghỉ hạn để tổ chức lại chức năng phát thanh' năm 1958 công việc mới tiếp tục sản xuất lại đều đặn. Mục sư Phan Duy Hinh, gia nhập Ban tham mưu năm 1959 như mục sư phụ trách phát thanh, tiếp tục phục vụ đến năm 1961, khi phòng ghi âm lại dời về Nhatrang tại sân trại của Thánh Kinh Thần học viện.
Năm 1961, thay sự khai triển mới trong công cuộc phát thanh. Ủy ban Phát thanh đứng đầu là Mục sư Phạm văn Năm, giáo sư Thần học viện, ông Houck cũng được tái chỉ định làm cố vấn cho chương trình phát thanh năm 1960 và ở lại vị thế này cho đến năm 1964. Ban tham mưu đài phát thanh được tăng cường bởi các phụ tá trọn thì giờ hay một phần thì giờ đặc biệt lo về âm nhạc, thanh niên cũng như về truyền đạo cho thiếu nhi. Mục sư Trần Trọng Thục, nhà truyền giảng nổi tiếng tại Trung phần Việt-nam được chỉ định là mục sư đảm trách truyền thanh năm 1962, môt công tác ông cứ tiếp tục chung với chức vụ truyền giảng trong Phòng Tuyên úy của quân đội Việt-nam Cộng hòa.
Năm 1955, cộng thêm chương trình truyền thanh qua phương tiện đài phát thanh Viễn Đông Manila, Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã truyền thanh trên các làn sóng những chương trình hằng tuần trên các đài phát thanh của chính phủ, và cũng có thể sử dụng hệ thống phóng thanh mạnh mẽ của các phòng thông tin tại nhiều thị xã. Đài phát thanh Sàigòn cũng đã truyền thanh hằng tuần của Đoàn Thanh niên Sàigòn và ban hợp ca do Bác sĩ Lê Ngọc Vinh điều khiển. Năm 1961, số các đài phát thanh trong nước tăng lên đến 5, hằng tuần truyền đi 5 chương trình cộng với số 14 chương trình truyền thanh phát từ Manila, và ít nhất một phòng thông tin truyền ra chương trình truyền giảng trên hệ thống phóng thanh cho công chúng nghe. Năm 1963, tám đài phát thanh địa phương truyền thanh hằng tuần 8 chương trình trên 18 tầng số, trong khi Đài Manila truyền thanh ngày 4 lần cho các thính giả Việt-nam và 24 phòng thông tin phát thanh các chương trình hằng tuần. Cuối năm 1965, 15 đài truyền thanh ở địa phương và ít nhất 15 phòng thông tin nữa đã truyền đi 30 chương trình truyền giảng hằng tuần. Tổng số các chương trình do Đài phát thanh Viễn Đông Manila và các phát thanh địa phương đã lên tới 51 mỗi tuần.
Sự đáp ứng bằng thư nhận được từ các người hỏi đạo từ 250 năm 1962 lên tới 500 năm 1963 và 780 năm 1965. Mãi đến năm 1969, Hội thánh Tin Lành Việt-nam mới trù định trình bày sứ điệp Cơ-Đốc trên đài truyền hình, cố nhiên bấy giờ chưa được thịnh hành trong xứ cho đến các năm gần đây
Hội thánh Tin Lành Việt-nam cũng sử dụng các phương pháp khác như xe Tin Lành, truyền giảng bằng bưu điện, truyền giảng trong làng, truyền giảng trong thành phố, và các cuộc giảng bố đạo (Chiến dịch Tin Lành). Trong khi mỗi cuộc giảng có đường hướng đi tới, và mục tiêu khác nhau, tất cả những phương pháp này cũng không ngoài những điều đã thảo luận ở trên. Xe Tin Lành (xe lưu hành) cũng rất hữu hiệu để tới các nói quận, thị trấn xa xôi, tại đó có một hệ thống phóng thanh và 1 toán chừng 3, 4 nhân viên có thể thu hút hàng trăm thính giả. Công cuộc kết quả nhất trong việc truyền giảng bằng xe lưu hành được hoàn tất bởi Mục sư Phạm văn Thâu, trưởng ban chứng đạo Nam hạt. Mục sư Trần Trọng Thục rất thành công trong các chiến dịch rao gaỉng tại Trung phần Việt-nam với xe Landrover của ông trong các năm 1956-57. Xe Kinh Thánh của Thánh Thơ Công Hội, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Mục sư Nguyễn Sơn Hà và ông Nguyễn Kim Thinh, đã đóng góp đáng kể vào cố gắng truyền giảng của Hội thánh Tin Lành Việt-nam trong thập niên 1960
Công cuộc truyền giảng khả quan nhất có lẽ là chiến dịch Tin Lành mở tại các thành phố lớn dùng quần chúng làm trung gian hiệp với một chuỗi hội họp thường nhóm tại đại giảng đường hoặc sân vận động. Nói chung, những chiến dịch này trong khi khêu gợi óc tò mò của nhiều người và kéo hàng ngàn người đến các buổi nhóm, không phải lúc nào cũng hữu hiệu trong việc đưa những người mới ở vùng ngoại ô trở lại cùng Chúa.
·           CÁC HỘI THÁNH THƯỢNG:
Như trước đã nói, công cuộc truyền giảng giữa vòng các dân tộc thiểu số tại Việt-nam khởi sự từ năm 1924. Một truyền đạo Việt-nam hầu việc Chúa tại Châu Đốc, Dinh điền, Núi Cấm giữa vòng người Kampuchia với kết quả tốt. Cuối thập niên 1920, một Hội thánh được mở tại Khe So gần Đà-nẵng cho một bộ lạc thổ dân. Với sự đến của Mục sư J. J. Van Hine ở Lạng Sơn và Mục sư H. A. Jackson ở Đàlạt. Năm 1929, công cuộc truyền giảng cho các bộ lạc trở thành một trong các mối quan tâm của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp Đông Dương. Dầu chức vụ giữa vòng người thiểu số ở Việt-nam là một cố gắng chung của Hội Truyền giáo và Hội thánh Tin Lành Việt-nam, việc sưu tra này do sự phân định ranh giới sẽ tiếp xúc phần chính với công trình Hội thánh Tin Lành Việt-nam như là sự vươn tới của chương trình truyền giảng đến bộ lạc với sự thông hiểu rằng 2 nhóm bổ túc lẫn cho nhau trong mỗi giai đoạn khai triển các Hội thánh Thượng.
Trước năm 1954, các khu vực truyền giáo cho các bộ lạc bao gồm cả vùng rừng núi rộng lớn phía Bắc Việt-nam và dãy Trường sơn, trải rộng miền Bắc và Nam trên phần lớn Trung Việt và dọc theo các cùng Tây Nguyên phì nhiêu. Vì sự phân chia chính trị của xứ tại Vĩ tuyến 17, công cuộc bị hạn chế tại khu Cao nguyên ở miền Trung Việt cùng các tỉnh mới thành lập là Phước Long và Bình Long ở vùng biên giới đông bắc của Nam bộ Việt-nam. Khu vực này có khoảng 1 triệu người dân tộc (có ước lượng lên tới 1 triệu ruởi), gồm có hai nhóm dòng giống, ấy là Mon-Khơme và người Mã-lai - Polynesia. Các chi phái lớn nhất của Mon-Khơme là Kơho, Bahnar và Hrê. Các chi phái quan hệ nhất của nhóm người Mã-lai - Polynesia giữa vòng họ và các truyền giáo Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã hoạt động là Chàm, Rađê, Jarai, Chru, Rơglai. Ít nhất cũng có 30 thứ tiếng khác nhau và thổ ngữ được nói trong toàn khu vực.
Ban tham mưu truyền giáo đã khô cạn trong những năm đầu của chiến tranh giành độc lập lần lần tăng từ 3 cặp lên đến 8 cặp năm 1951, 9 cặp năm 1952, và 16 cặp với một nam độc thân năm 1957. Những truyền giáo này được chỉ định hoạt động cộng tác với các giáo sĩ Hội Truyền giáo hoặc khởi sự truyền giảng cho các bộ lạc mới. Năm 1955, các Hội thánh Thượng báo cáo 2.468 người chịu lễ báp-têm và một cộng đồng Tin Lành là 5.978, họp lại trong 51 Hội thánh và 105 hội nhánh và được 7 mục sư tấn phong, 134 truyền đạo với sự khuyến cáo của 18 truyền giáo Việt-nam và 29 giáo sĩ ngoại quốc. Cuối năm 1965, có chừng 5.986 người đã chịu báp-têm, 21.241 tín đồ trong Hội thánh Thượng thuộc Hội thánh Tin Lành Việt-nam phân phối giữa 16 chi phái, 105 nhà thờ, 15 nhà giảng nhánh dưới sự chăm sóc của 14 mục sư được tấn phong và 77 truyền đạo.
Cộng với công cuộc truyền giáo thực hiện bởi Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp và Hội thánh Tin Lành Việt-nam, Cơ-Đốc Truyền giáo Hội, nhánh Việt-nam của Chiến Dịch Truyền giảng Toàn Cầu, đã hoàn tất từ năm 1958 một công trình đáng khen tại Bắc Trung phần Việt-nam, đặc biệt giữa vòng các bộ lạc Hrê và Joh. Các chi phái ở Nam Việt-nam có thể phân chia theo địa lý làm 3 khu vực: Bắc phần, Trung và Đông phần, Nam phần.
·           CÁC BỘ LẠC NAM PHẦN:
Khu vực này bao gồm cả các bộ lạc Bru, Pacoh, Katu, Takua, Cua, Jeh, Kayong, Hrê. Chi phái chót cũng là chi phái lớn nhất trong khu vực này khởi sự nhận chức vụ Tin Lành năm 1957. Đến năm 1962, 300 người Hrê đã tiếp nhận đức tin tại Ba-tơ (Quảng Ngãi). Sự đến của Bác sĩ Stuart Havereen, một bác sĩ y khoa Úc, tại Quảng Ngàõi (Phủ Sơn Hạ) tháng 3.1963 đã đánh dấu sự khởi đầu của một đám đông người mới tin đạo Cơ-Đốc theo Cơ-Đốc Truyền giáo Hội (WEC). Lợi dụng cơ hội tốt mối quan tâm chính của những người bộ lạc này với sự yếu đau và sức khỏe, thật đã thấm nhuần đời đạo đức của họ, Bác sĩ Havereen huấn luyện hàng chục y tá truyền đạo và phái họ tới những làng xóm để điều trị các bịnh nhân và tuyên bố sứ điệp Cơ-Đốc. Trong vòng 2 năm, 3.830 người Hrê đã gia nhập Hội thánh và thường đến nhóm họp tại 10 chỗ đều đặn để thờ phương Chúa.
Chi phái Bru (bao gồm một phần bộ lạc Khaleu là mục tiêu của ông Ngô văn Lái trong cố gắng truyền giáo của ông trước Đệ Nhị thế chiến) lại được Mục sư Bùi Tấn Lộc thuộc Hội thánh Tin Lành Việt-nam đến thăm năm 1957. Chỉ 1 gia đình thuộc Hội thánh phấn đấu của thời kỳ tiền chiến còn trung tín theo Chúa. Năm 1962, Hội thánh lại tăng lên đến 277 giáo hữu, kể cả 20 thuộc viên đã chịu lễ báp têm. Năm 1965, chừng 800 người tin, 25 người chịu lễ báp-têm được báo cáo trong các Hội thánh Bru. Trận đánh tại Khe sanh những tháng đầu năm 1968 gây ra sự tàn phá cho các nhóm này, hầu hết đã bị tản lạc, và số thuộc viên đã tìm được đường đến các khu vực an toàn hơn nơi đó có sự nhóm họp thờ phượng giảng Tin Lành và công cuộc cứu tế của Hội thánh được thực hiện trên căn bản đều đặn.
Nhà truyền giáo Việt-nam làm việc giữa vòng bộ lạc Pacoh thập niên 1940, bị người Pháp giết chết trong cuộc chiến. Một truyền đạo mới tên Ông Hiệp được phái đến bộ lạc này với sự ủng hộ của Cơ-Đốc Truyền giáo Hội. Ông thành công trong việc lập một Hội thánh nhỏ, nhưng đến 11.11.1962, ông bị Việt Cộng giết chung với một trưởng lão Cơ-Đốc và một thiếu nữ. Lúc đó hầu hết người bộ lạc Pacoh bị dẫn vào rừng. Tuy nhiên, một nhóm đã trở về năm 1964 và khởi sự thiết lập một làng thuộc riêng họ ở gần Huế và thờ phượng chung với Hội thánh Việt-nam
Công việc khởi sự với ông Kiều Toản giữa vòng người Katu đầu thập niên 1940, kết quả là có 300 người trở lại đạo trước chiến tranh giành độc lập và bị gián đoạn như kết quả của cuộc chiến đấu. Sự bắt giam ông truyền giáo bởi Việt Minh, cuối cùng bởi sự tập kết của bộ đội Việt Minh theo sau sự ký kết Hiệp định Geneve. Trong số mấy trăm người tin theo, chỉ 70 người có thể ở lại Hiên Giằng, quận Thường Đức, Quảng Nam. Năm 1965, những tín đồ này, dưới sự lãnh đạo của ông Toản, đã xây cất một nhà thờ ở An Điền. Nhà thờ chẳng bao lâu bị tàn phá trong một cuộc oanh tạc. Theo báo cáo thì 171 Cơ-Đốc nhân và 2 nhà nguyện ở trong lãnh thổ không thể đến được
Chi phái Jeh trước hết nhận sứ điệp Tin Lành năm 1956-57 qua chức vụ ngắn ngủi của ông Bùi Tấn Lộc tại quận Trà My, Quảng Nam. Chỉ có vài người trở lại đạo, không có công tác thường xuyên được nuôi dưỡng. Năm 1959, 2 truyền giáo Việt-nam được Cơ-Đốc Truyền giáo Hội phái đến, các ông Tửu và ông Thưởng khởi sự cuộc thăm viếng giảng Tin Lành tại các làng Jeh xung quanh Dak Sut và Dak Pok tại Kontum. Năm 1965, mặc dầu có chiến sự dữ dội đã buộc nhiều người tan lạc, 02 người tin đạo được báo cáo là ở Dak Peh và Tân Cảnh
·           CÁC BỘ LẠC MIỀN TRUNG VÀ ĐÔNG:
Các truyền giáo của Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã khởi sự công việc ở khu vực này năm 1932. Trước hết giữa vòng người Chàm tại Phán Lý Chàm và Phan Rí trong tỉnh Bình thuận, kế đến Banmêthuột năm 1937 với sự cộng tác của Mục sư G. R. Smith, tại Dak Song năm 1953 và cuối cùng tại Ba Ngòi năm 1956.
Công việc giữa người Rađê là một thành công trước khi người Nhật chiếm đóng. Sau Đệ nhị thế chiến, ông Nguyễn Hậu Nhương, một truyền giáo ở Sơn La trước (Bắc Việt), đã nhập đoàn với ông bà Smith tại Banmêthuột. Năm 1950, Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp dã thành lập một Bịnh viện phung và đã hoàn tất một chức việc nhân đạo sáng lạn giữa bộ lạc Rađê, Mnông, Jarai và Bahnar. Năm 1957, Mục sư N. H. Ziemer đã đếm số từng làng và thấy có 819 tín đồ đã chịu báp-têm và khoảng 1.200 giáo hữu trong 44 hội chúng. Bảy năm sau, Chủ nhiệm Thượng Hạt đã ước lượng 1.500 tín đồ chịu lễ báp-têm và 2.000 hoặc hơn người hỏi đạo.
Hội thánh Rađê đã phải chống đỡ một cuộc thối lui trong hàng giáo phẩm giữa năm 1961, năm mà sự trợ giúp hoàn toàn bị cắt bởi Hội Truyền giáo theo chương trình trợ cấp 5 năm và năm 1965 khi chiến tranh hoành hành tại vùng cao nguyên bắt buộc một số truyền đạo phải bỏ Hội thánh ở các buôn làng. Hai truyền đạo bị  Việt Công giết, có mấy người phải làm việc thế tục, 1 hay 2 người bị Hội thánh xử phạt và mấy người khác từ bỏ chức vụ. Kết quả là thiệt mất 15 mục sư truyền đạo. Như vậy, chỉ còn 20 mục sư truyền đạo, trông nom cho cả khu vực. Tuy nhiên, sự huấn luyện ưu tú của Trường Kinh Thánh Banmêthuột đã cung ứng cho Hội thánh Rađê những thủ lãnh quốc gia đắc lực dầu chỉ theo một nhịp độ chậm.
Từ Pleiku, trung tâm các lãnh thổ Jarai, các giáo sĩ Tin Lành cả Mỹ lẫn Việt-nam, đã chung lưng đâu cật truyền giảng cho 150.000 người Jarai. Mục sư Mangham, đã được chỉ định lên Pleiku năm 1947, khởi sự cùng Mục sư Phạm Xuân Tín, một công cuộc mở rộng truyền giảng, dạy Kinh Thánh và phiên dịch. Năm 1951, ông Trương văn Sáng thay thế ông Tín qua Đơn Dương (Dran) chuẩn bị cho công việc giữa bộ lạc Chru. Một trạm thứ hai được thiết lập tại Cheo-reo năm 1958. Năm 1957 có 100 thuộc viên chịu lễ báp-têm và 300 người tin Chúa được báo cáo tại khu vực này. Tuy nhiên, số người tin theo gia tăng mau chóng giữa thập niên 1960 và đạt tới điểm 1.000, trong số đó 133 người đã chịu báp-têm.
Trong khu vực này, áp lực xã hội nặng nề đè trên các Cơ-Đốc nhân không chịu tham dự các việc cúng tế tại buôn làng. Tỉ dụ, mấy gia đình tín đồ phải bị trục xuất khỏi buôn làng vì cớ đức tin họ, cuối cùng đã kết quả trong việc thiết lập một làng Tin Lành, nơi đó rượu và cúng tế bị cấm ngặt. Năm 1963, làng này có 40 thuộc viên đã chịu lễ báp-têm, và những buổi nhóm đã hấp dẫn dân từ các làng khác đến thờ phượng kể cả một số trước đây đứng đầu trong việc bắt bớ tín đồ Cơ-Đốc, theo ghi chú của giáo sĩ sở tại ở Pleiku.
Mục sư Lê Khắc Cung đã lên cư ngụ tại Quảng Đức giữa vòng bộ lạc Mnông năm 1953. Sự thăm viếng các làng xung quanh và tại trường học, nơi các học sinh từ khắp nơi trong khu vực đến theo học, khởi sự kết quả năm 1957. một người tại Bư Ryan đã dẫn mọi bà con thân thuộc đến đức tin Cơ-Đốc và lần lần thành lập một hội chúng gồm 120 người. Dak Rtih được thành lập năm 1957 như một làng điều trị bịnh phung đứng đầu là một tín đồ thế tục làm tù trưởng. Cuối năm 1962, ông Cung tổ chức hai lớp Kinh Thánh đoản kỳ, đã đem lại sự đổi mới cho đời tin kính của Hội thánh giữa các nhóm Cơ-Đốc người Mnông. Các ban chứng đạo được thành lập và phải đi từ Bư Rwah và Dak Rtih. Các thủ lãnh tại Dak Rtih quyết định dâng 1/10 thì giờ, tức là ba ngày trong 1 tháng để đi làm chứng trên đường cái quan. Trong ba năm số người tin theo tăng lên từ 450 đến 1.900, dầu ông Cung phải dời đi Banmêthuột năm 1963 và được thay thế bởi một học viên năm thứ hai chưa có kinh nghiệm từ Thần học viện Nhatrang đến.
Bộ lạc Rơglai được nghe sứ điệp Tin Lành từ năm 1951 qua một thầy phù thủy đã tin Chúa. Trong vòng hai năm trên 100 người tại các làng xung quanh quê ông đã chịu lễ báp-têm như là kết quả của công cuộc truyền giảng của ông. Ông Phạm Xuân Hiển được chỉ định tới bộc lạc này tháng 9.1956, và năm sau báo cáo có 80 người đã tin nhận Chúa ở vùng Ba Ngòi (Cam ranh). Một vài Hội thánh lớn được thiết lập tại Sông Pha và vùng Đơn Dương, và một trung tâm truyền giáo ở thị xã Phanrang. Năm 1965, cộng đồng Tin Lành Rơglai đã nâng tổng số lên 1.000 người.
Dân tộc Chàm, mặc dầu quá khứ vinh quang, đã thu nhỏ thành một nhóm thiểu số trong các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và tại miền Tây châu thổ sông Cửu Long. Một trong những dân tộc đầu tiên tại Đông Dương tiếp nhận sứ giả Tin Lành, người Chàm là nhóm dân thiểu số đã phản kháng mạnh nhất trong cả xứ. Hầu như 40% trung tín phục vụ, và có lẽ hàng trăm người đã tin Chúa, nhưng chẳng Hội thánh nào được tổ chức và một số thuộc viên trung tín phải gia nhập Hội thánh Tin Lành Việt-nam.
Bộ lạc Bahnar là một phần thuộc gia đình Mon-Khơme, hầu hết tập trung tại các tỉnh Kontum, Bình Định, Pleiku, về phương Bắc của giống người Mãlai-Polynesia, Jarai, Rađê. Cho đến nay, sự truyền giảng chỉ có một điểm chạm sơ sài trên bộ lạc này, dầu các truyền giáo Jarai, Mỹ và Việt-nam đã cố thử nhiều lần để tới với dân tộc này và thiết lập một công cuộc thường xuyên. Năm 1965 chỉ có 77 người tin nhận Chúa và 3 thuộc viên chịu lễ báp-têm giữa vòng người Bahnar.
·           CÁC BỘ LẠC MIỀN NAM:
Từ năm 1929, thành phố nghỉ mát Đàlạt đã là cái trục của hoạt động giáo sĩ Tin Lành giữa vòng các chi phái miền Nam Việt-nam. Những giáo sĩ Việt-nam đã thiết lập các trạm tại Di linh năm 1935 tại Bảo lộc, Đơn Dương và Bà-rá (Phước Long) năm 1953, Fyan năm 1854, Túc Trưng 1957.
Trường Kinh Thánh Đàlạt được kế tiếp nhau điều khiển bởi quí vị Giáo sĩ H. A. Jackson, Mục sư Jean Funé, cô Helen Evans, Mục sư Phạm văn Năm, Mục sư Trương văn Tốt và Mục sư Ha Klas A. Quả thật đã là nơi tạo ra hầu hết những mũi tấn công của Tin Lành và những cố gắng vun trồn Hội thánh trong khu vực này, nhất là lãnh thổ quá rộng lớn của người Kơho. Một Trường Kinh Thánh khác được tổ chức trên một căn bản đoản kỳ để huấn luyện thủ lãnh tín đồ thế tục, do Mục sư C. E. Irwin thiết lập.
Trái với người Chàm và người Bahnar, bộ lạc Kơho được nổi tiếng là hưởng ứng sứ điệp Tin Lành nhiều nhất trong vòng các nhóm thiểu số tại Việt-nam. Gồm nhiều phân chi phái nói các thổ ngữ khác nhau, như người Chil, Sre, Tring, Mạ, … Các Hội thánh Tin Lành Kơho đã chiếm 1/3 dân cư các bộ lạc tỉnh Tuyên Đức (Đàlạt) theo sự ước lượng của chính quyền trước năm 1965. Năm 1955, các Hội thánh Kơho đếm được 1.500 người chịu lễ báp-têm và 4.100 người tin Chúa. Năm 1865, số người đã chịu lễ báp-têm lên tới 3.551, trong khi đó số người tin đạt tới tổng số 12.625, một số tăng chừng 130% hay 200% tương đối trong vòng 10 năm. Thấm nhuần tinh thần truyền giáo, nhiều truyền đạo Kơho đã học tiếng Chru và Rơglai để đem sứ điệp Tin Lành đến cùng sắc dân này. Ít nhất cũng có 2 n đã phục vụ với sự biệt cách như các giáo sĩ cho người Rơglai.
Nhiều hơn các nhân tố khác cho sự thay đổi xã hội trong vòng 10 qua, sứ mạng Cơ-Đốc và sự hiện diện Cơ-Đốc giáo đã để lại dấu vết trên dân tộc Kơho, và chẳng những chỉ trong lãnh vực đạo đức, thuộc linh mà cũng trong tập quán, luật lệ pháp định và các liên hệ xã hội. Cơ cấu mẫu hệ gia đình, thường chung giữa các bộ lạc đã nhường chỗ cho quyền bính phụ hệ gia đình. Từ thời xa xưa, các việc xét xử bởi thử thách là duyên cớ khủng khiếp cho người bộ lạc bị tố cáo. Người ấy phải chứng tỏ sự vô tội của mình bằng cách cầm miếng chì đang chảy trong lòng bàn tay mà không bị phỏng hoặc lặn lâu dưới nước thi đua với người tố cáo họ (trong trường hợp thất bại, người có thể bị xử tử và mọi tài sản người sẽ bị kẻ tố cáo sung công). “Luật” này vẫn còn được hiệu lực dưới thời Pháp thuộc, nó được chấm dứt vào giữa thập niên 1950, một phần nếu không muốn nói toàn bộ là nhờ ảnh hưởng của cộng đồng Tin Lành. Các bộ lạc hiếu chiến và săn huyết đã thiết lập các quan hệ bằng máu với nhau kể cả việc tiếp nhận sứ điệp Cơ-Đốc từ một kẻ thù không đội trời chung trước kia nữa.
Ông Phạm Xuân Tín, một nhà truyền giáo lão thành đã từng phục vụ tại khu vực Banmêthuột và Pleiku từ năm 1937, đã dời qua Đơn Dương và khởi sự các cuộc nhóm truyền giảng tại thung lũng Dran năm 1952. Trong khu vực này có chừng 10.000 dân người Chru, một số nhóm nhỏ người Chil, Rơglai và Lean. Mũi tấn công chính nhắm vào người Chru, một bộ lạc Mãlai - Polynesia. Các lớp dạy chữ và dạy Kinh Thánh được tổ chức tại trung tâm Truyền giáo Đơn Dương và các làng Đạ Bưng và Đạ Trang, nơi chẳng bao lâu đã dựng được hai nhà nguyện bằng tre. Năm 1957, 55 người chịu lễ báp-têm, 82 người khác tiếp nhận Tin Lành. Năm 1964, 400 người Chru tin Chúa, theo lời báo cáo của các truyền đạo tại thung lũng Dran. Năm sau có chừng 500 người tin Chúa ở quanh Đơn Dương và chừng 300 nữa ở khu vực Di-linh được phân bố trong 8 Hội thánh khác nhau.
Bộ lạc Chrau, trước hết do Mục sư Lê văn Trầm tiếp xúc vào thập niên 1930 ở phía Nam tỉnh Biên hòa, không nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của Tin Lành cho đến đầu thập niên 1960. Và ở Túc Trưng, thị trấn ở phía cực Bắc cùng tỉnh cũng vậy. Ông Nguyễn Hậu Lương đã mở thêm giáo sở truyền giáo năm 1954, làm lễ báp-têm cho người tín đồ đầu tiên và cầu nguyện cho 26 người tiếp nhận Chúa trong năm đó. Năm 1959 có 73 tín đồ và 43 thuộc viên chịu lễ báp-têm. Những con số này tăng lên 500 và 100 tương đối vào năm 1965.
Ông Đặng văn Sung đã khởi sự công cuộc truyền giáo giữa vòng người Stiêng ở Núi Bà-rá, tỉnh Phước Long năm 1953. Năm 1957, ông báo cáo có 94 người tin Chúa. Tuy nhiên, người Stiêng không tiếp nhận đức tin hàng loạt cho đến năm 1969, khi một thanh niên Stiêng tốt nghiệp Trường Kinh Thánh tại Nhatrang đã trở về và gia tăng cường độ giảng Tin Lành trong nhà trường và làng của bộ lạc với sự giúp đỡ của 2 vị giáo sĩ Hội Liện Hiệp.
·           SỰ TRUYỀN BÁ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA HỘI THÁNH:
Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã cố gắng hết sức để truyền bá đức tin ngay sau khi chiến cuộc chấm dứt năm 1954 cho đến khởi đầu cuộc nội chiến năm 1960. Đó quả là một thiệt sự vững lập. Nhưng không giống như chiến tranh Đông Dương thứ 1, trong đó Hội thánh trải qua một thời kỳ ứ đọng và chậm tăng trưởng, chiến tranh mới, phần chính được chiến đấu giữa Việt-nam Công hòa và Việt Cộng, từ năm 1960 đến 1965, không thể trì hoãn được bước tiến của sự truyền bá Tin Lành và sự tăng trưởng của Hội thánh. Nhiều cuộc khủng hoảng đã hăm dọa cố gắng khuếch trương của Hội thánh phải lâm nguy, nhưng trong hầu hết các trường hợp đều có một đường lối mới được dự trù, và một sự thay đổi vị trí của trung tâm điều hành thực hiện đúng lúc để cứu vãn tình thế. Kết quả của các chương trình khuếch trương có thể đánh giá theo một nghĩa rộng của sự tăng trưởng về số lượng, địa lý và tổ chức.
·           SỰ TĂNG TRƯỞNG VỀ SỐ LƯỢNG:
So sánh với số hội viên là 11.635 nhân chủng Việt-nam và 2.300 người Thượng vào cuối năm 1955, Hội trưởng Lê văn Thái báo cáo số giáo dân đã chịu lễ báp-têm là 18.556 (không kể 2.874 người Thượng) năm 1957, và một tổng số tăng 51.819 người tin Chúa, kể cả 24.7008 người chịu lễ báp-têm năm 1959.
Mặc dầu có sự leo thang chiến tranh, số người chịu lễ báp-têm từ 26.842 năm 1960 đến 32.823 năm 1962, 37.222 năm 1963, 40.214 năm 1964. Số người tin Chúa tăng gấp đôi giữa các năm 1959 và 1964, với một tổng số là 81.079. Cuối năm 1965, giáo dân Hội thánh Tin Lành Việt-nam lên tới 100.000, kể cả 41.733 thuộc viên đã chịu lễ báp-têm.
Sự truyền giảng Tin Lành trong những quan cập khác nhau đều kết quả có một số người tin tăng lên, thường được liệt kê vào những 'người hỏi đạo' như đã chỉ rõ. Tuy nhiên, người ta có thể chú ý sau sự dức dấy của lòng sốt sắng truyền giảng, kết quả là 5.395 người quyết định tin Chúa giữa vòng người Việt-nam và 1.424 giữa vòng người Thượng, hầu hết là vào những tháng sau cùng năm 1954 và một tổng số là 9.829 năm 1955, 7.232 năm 1957, sự hưởng ứng sứ điệp Tin Lành lần lần giảm sút giữa các năm 1958 và 1960. Tổng số các 'quyết định tin Chúa' hạ thấp xuống 5.023 năm 1958, 4.734 năm 1959, 4.271 năm 1960. Đó là trong thời kỳ này các thủ lãnh Hội Thánh quốc gia phỉ báng sự biếng nhác của Hội thánh và kêu gọi một nổ lực thống nhất để tìm sự phấn hưng Hội thánh.
Khởi sự vào năm 1961, với sự bành trướng mau lẹ của Thượng Hạt, sự đổ xô vào hỏi đạo trong chương trình Dinh Điền, tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, đồng thời với sự truyền giảng quyết liệt trong các trại lính, nhà thương, lao xá, trung tâm tị nạn ở khắp xứ, Hội thánh Tin Lành Việt-nam báo cáo trên 70.000 người quyết định tin Chúa trong vòng 5 năm. Một tổng số là 117.340 người hỏi đạo giữa vòng người Việt-nam và người Thượng trưởng thành giữa các năm 1954 và 1965 (Hội thánh Tin Lành Việt-nam không bao giờ kể các trẻ dưới 14 tuổi hoặc 15 tuổi trong các sổ sách này).
Giữa các năm 1955 và 1965 có 20.420 người chịu lễ báp-têm trong các Hội thánh Tin Lành, kể cả người Việt và người Thượng. Số người chịu lễ báp-têm không giống như số người hỏi đạo, tăng lên cách vững vàng từ năm 1955 đến 1965, mặc dù giảm sút số hỏi đạo vào cuối thập niên 1950. Trừ năm 1962, trong đó có 994 người chịu lễ báp-têm được ghi nhận (phần chính là do sự báo cáo không đầy đủ), số trung bình người chịu lễ báp-têm hằng năm là 1.900 người với một số khá cao 3.364 năm 1964.
Tỉ lệ số người chị lễ báp-têm với người hỏi đạo trong thời kỳ này là 1 đối 5 (20.480 người chịu lễ báp-têm trong số 117.349 người hỏi đạo), thấp hơn các thời kỳ sớm hơn nhiều. Tỉ lệ cao của số tín đồ vững chắc sau khi chịu lễ báp-têm được ghi nhận trong thời kỳ này. Như số ghi rõ, chỉ 17.007 thuộc viên chịu lễ báp-têm được báo cáo năm 1954 (13.824 người Kinh và 3.183 người Thượng) không kể chừng 5.000 mất liên lạc với Hội thánh trong thời chiến và cuộc di tản lớn năm 1954-55. Tuy nhiên, vào cuối năm 1965, số thuộc viên chịu lễ báp-têm lên tới 41.700 người. Khi người ta tính cả số thiệt chung các thuộc viên do sự chết, dứt phép thông công và bỏ đạo, tổng số giáo hữu của Hội thánh gia tăng trong vòng 11 năm này lên tới 24.700 người. Điều này chỉ rõ rằng hầu hết số 20.420 người đã chịu lễ báp-têm trong thời kỳ này đã duy trì được lòng trung tín, ít nhất cũng cho đến cuối năm 1965, trong khi mấy ngàn người khác, đã tạm thời mất liên lạc với Hội thánh họ, cuối cùng lại tìm ra chỗ ở hoặc giả những người đã lui đi về đạo dưới sự quản trị của Cộng sản trước năm 1954, cuối cùng lại cải quá trở về với Hội thánh.
·           SỰ KHUẾCH TRƯƠNG VỀ MẶT ĐỊA LÝ:
Trong cuộc chiến đấu giành độc lập, một số Hội thánh phải đóng cửa hoặc bị hủy phá, và mặc dù có sự cố gắng hầu như siêu nhân của các thủ lãnh Hội thánh, cả hàng giáo phẩm cũng như tín đồ thế tục, để mở lại các Hội thánh đó, nhiều Hội vẫn còn đóng cửa hoặc không được kể đến sau Hội nghị Geneve năm 1954. Nói chung, hầu hết các Hội thánh có thể điều hành nhiều hay ít dầu hạn chế trong các thành phố và thị trấn hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của Việt Minh hoặc của quân đội Pháp.
Giữa các năm 1955 và 1965, Hội thánh Tin Lành Việt-nam thực hiện chương trình 2 giai đoạn để bành trướng. Trước hết, một cố gắng mở lại các Hội thánh ở miền Nam Việt-nam đã phải bị đóng cửa trong thời chiến và củng cố các Hội thánh hiện hữu bằng cách bành trướng địa phương qua các hình thức truyền giảng, và sau nữa mở các Hội thánh mới trong các nơi từ trước nay chưa hề có sứ giả Tin Lành tới. Cố nhiên, có sự lấn lên nhau giữa hai giai đoạn này.
Năm 1955, tất cả các Hội thánh trước thờikỳ chiến tranh đều mở lại ở phía Nam vĩ tuyến 17 chỉ trừ Thừa Bưu (tỉnh Thừa Thiên). Tại đây, một nhóm Cơ-Đốc nhân hoàn toàn tản lạc trong thời chiến còn một số cuối cùng đã gia nhập Hội thánh khác.
Tại miền Trung bộ Việt-nam, chỉ có một tỉnh chưa có Hội thánh Tin Lành vào đầu thập niên 1960 theo nhân chủng Việt-nam. Nhưng công việc giữa vòng người Bahnar cấu thành dòng dõi chính của khu vực Kontum đã khởi sự năm 1958 bởi truyền giáo Việt-nam thuộc Cơ-Đốc Truyền giáo Hội. Người tín đồ thế tục khởi sự các buổi nhóm cho người Việt-nam ở Kontum vào năm 1962. Các Cơ-Đốc nhân ở đó có một Hội thánh và một trường tiểu học. Mãi đến tháng 10.1966 một Hội thánh trưởng thành được tổ chức dưới sự chăm sóc của Mục sư Nguyễn Xuân Ba thuộc Hội thánh Tin Lành Việt-nam.
Tại Nam Việt-nam, mỗi một tỉnh Phước Tuy, Long khánh, Bình Tuy, Bình Long và Phước Long, Kiến Tường đều có ít nhất một nhà thờ năm 1962. Chỉ có tỉnh Côn Sơn không có sứ giả Tin Lành đến cho tới 1967, phần chính là vì đây là một đảo cải hối thất.
Trong thời gian 1954-64, các Hội thánh được thiết lập trong 24 phủ mới. Điều này không bao gồm Hội thánh Thượng, vì có nhiều phủ huyện phải dời đi nhiều lần, các biên giới phủ huyện, tỉnh thậm chí quốc gia, tréo nhau, rất khó định được vị trí đúng. Các Hội thánh phủ huyện thường tự chia nhiều nhánh trong các làng xã chung quanh nơi các nhóm tín hữu tụ tập lại để cầu nguyện và làm chứng. Những nhóm này thường cấu thành hạt nhân cho các Hội thánh làng xã mới.
·           SỰ TĂNG TRƯỞNG THEO TỔ CHỨC:
Với sự cố gắng kết hợp của các toán Tin Lành của Địa hạt, các ban chứng đạo của các Hội thánh địa phương, những chiến dịch Tin Lành, các cố gắng khác, Hội thánh Tin Lành Việt-nam nhắm mục đích qui nhập những người hỏi đạo vào các Hội thánh hiện hữu, hoặc vào các Hội thánh mới. Cố gắng này chẳng phải lúc nào cũng thành công. Mặc dù có số khá lớn 'quyết định' tin Chúa, 80% những người này không liên hệ tới Hội thánh và không được kể đến, dầu nhiều người vẫn còn kể mình là tín đồ Tin Lành (evangelical believers).
Ngoài sự gia tăng các Hội thánh khu vực dinh điền, tỉnh Quảng Ngãi và ở miền Trung châu sông Cửu Long, giữa các năm 1959 và 1962, và tại các thành phố Sàigòn và Đà-nẵng giữa thập niên 1960, các Địa hạt của Hội thánh Tin Lành Việt-nam nhân chủng Việt-nam hơi chậm trong sự cộng thêm Hội thánh, Ban Trị Sự Tổng Liên Hội báo cáo tổng số là 108 Hội thánh năm 1955, 162 năm 1958, 282 năm 1959, 331 năm 1961, 342 năm 1963, 347 năm 1965, điều ấy có nghĩa là số Hội thánh đã tăng gấp ba lần trong vòng 10 năm này. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng số trong năm 1955 không gồm 51 Hội thánh Thượng, có thể nâng tổng số lên 157 cho năm đó. Chỉ có 27 Hội thánh Thượng được kể năm 1958, dầu thật ra con số đó lên tới 81, tùy theo báo cáo thường niên của Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp, nâng tổng số lên đến 218 Hội thánh. Từ năm 1959, các Hội thánh Thượng đã trở nên 1 phần toàn vẹn của Hội thánh Tin Lành Việt-nam và thêm con số của họ vào bức tranh quốc gia vậy. Trong mọi sự kiểm tra, Hội thánh Tin Lành Việt-nam kể cả các Địa hạt Thượng có thể thêm 190 Hội thánh giữa các năm 1955 và 1965, một sự gia tăng 120%.
Bị phân thành nhiều Địa hạt, những con số này chỉ rằng sự tăng trưởng khiêm tốn của Hội thánh nhân chủng Việt-nam từ 106 năm 1955 lên 209 năm 1965, hoặc gia tăng hầu như 100%, trong khi Hội thánh Thượng gia tăng mau chóng từ 51 lên 138 trong cùng một thời gian hoặc sự gia tăng 180%.
Nói chung, các Hội thánh có khuynh hướng tăng trưởng và lan rộng từ các thành thị đến các vùng nông thôn trong những năm hòa bình từ 1955-60, tụ tập lại và khai triển thành từng nhóm ở xug quanh các thành phố lớn - tức là Sàigòn, Đà-nẵng, Đàlạt, Banmêthuột, Qui nhơn - trong những năm chiến tranh nhất là giữa thập niên 1960.
·           MẪU MỰC CỦA SỰ KHUẾCH TRƯƠNG HỘI THÁNH:
Trong thời gian này, Hội thánh Tin Lành Việt-nam khai triển một phong trào vun trồng Hội thánh, ít hay nhiều theo đường hướng sau:
a.         Vun trồng bởi cá nhân tín đồ: Một tín đồ thế tục dời tới một khu vực mới (1 thành phố, 1 phủ huyện hay 1 làng) vì mục đích kinh doanh, trong khi hành nghề riêng, có thể chia sẻ niềm tin với bạn hữu và người lân cận, kết quả là gây dựng được một nhóm tín đồ nồng cốt sẵn có trước khi được sự giúp đỡ của Ban Trị Sự Địa hạt hoặc ban chứng đạo của Địa hạt được yêu cầu.
b.         Vun trồng bởi một nhóm Cơ-Đốc nhân sẵn lòng hoặc tình nguyện dời đến một khu vực mới nhất (dinh điền chẳng hạn). Một số nhỏ tín hữu đã kết băng chung để thờ phượng và làm chứng. Kết quả là nhiều người được đem đến đức tin trước khi họ nhận được sự thăm viếng của mục sư hay giáo sĩ.
c.         Vun trồng Hội thánh bởi các cố gắng giảng Tin Lành tại Hội thánh địa phương. Lựa chọn một khu vực chưa từng được nghe Tin Lành, Hội thánh địa phương phái các ban chứng đạo đến thăm và làm cá nhân chứng đạo một thời gian nào đó, kế đó tổ chức một chuỗi nhóm họp truyền giảng để gặt hái mùa màng và lập Hội thánh mới.
d.         Vun trồng Hội thánh bằng tiến trình chia 'tổ ong'. Muốn phát triển một Hội thánh mới, Hội thánh lớn nên khuyến khích một chục gia đình trong vòng giáo dân tách ra lập thành nồng cốt cho một Hội thánh trong khu vực của họ (thường là vùng ngoại ô). Với sự giúp đỡ phần tài chánh tổ chức và truyền giảng từ Hội thánh mẹ, một Hội thánh mới nhờ cách đó được thiết lập.
e.         Vun trồng Hội thánh bằng các Ban Trị Sự Địa hạt. Một Địa hạt lựa chọn điểm chiến lược, thuê một nhà hoặc căn phố, sau đó chỉ định một truyền đạo từng trải khởi sự một Hội thánh mới. Qua sự cá nhân chứng đạo, truyền đạo cho thiếu nhi, Trường Chúa nhật, và cuối cùng mở chiến dịch Tin Lành, một Hội thánh chẳng bao lâu sẽ được tổ chức.
f.          Vun trồng Hội thánh bởi các toán giảng Tin Lành. Giữa các năm 1955-1962, hai toán giảng Tin Lành của các Địa hạt Trung phần và Nam phần thiết lập mấy Hội thánh mới như là kết quả của các chiến dịch của họ trong các trung tâm chiến lược.
g.         Trong nhiều làng, các Hội thánh mới được thành lập theo lời mời của những người chủ chốt trong khu vực sau khi họ tiếp xúc với các sứ giả Tin Lành lần đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, những người này chỉ là người hỏi đạo chứ không phải thuộc viên Hội thánh khi họ gửi giấy mời.
h.         Cuối cùng, nhiều Hội thánh Thượng được vun trồng bởi các truyền đạo tình nguyện hoặc truyền đạo sinh sẵn sàng lên núi hoặc xuống trũng có bộ lạc chưa nghe Tin Lành trú ngụ, dựng một chỗ trú cho gia đình mình sinh sống, đồng thời kết thân với cư dân hầu có thể truyền bá cho họ sứ điệp Cơ-Đốc. Những nhà sáng lập Hội thánh này thường không nận sự giúp đỡ nào hoặc của tổ chức Địa hạt hoặc của Hội Truyền giáo trừ phi trong các vấn đề thuộc linh.
·           VAI TRÒ HỘI THÁNH TIN LÀNH TRONG XÃ HỘI VIỆT-NAM:
Trước năm 1954, vì số giáo dân còn nhỏ và cố gắng duy nhất là truyền giảng dầu có phải thiệt hại đến các hoạt động khác, Hội thánh Tin Lành Việt-nam theo lời sử gia Đào Duy Anh, tốt nhất cũng chỉ là một 'lực lượng (tôn giáo) rất yếu' và tản mác.
Dầu cả hai chính quyền Hồ Chí Minh và Bảo Đại đều công nhận Hội thánh Tin Lành Việt-nam năm 1955 như là một trong những đoàn thể tôn giáo quan trọng, Hội thánh Tin Lành Việt-nam còn phải lượng sức xem có thể giữ nổi vai trò của mình, trông mong từ một vóc giạc như thế, nhất là sau ngày ký Hiệp định Geneve. Trong khi các tôn giáo lớn khác tự làm nổi danh trên đấu trường chính trị (Cao Đài và Hòa Hảo vào thập niên 1950, Phật giáo, Công Giáo Lamã giữa thập niên 1960) Hội thánh Tin Lành Việt-nam vẫn một mực giữ theo đường hướng mình là một tổ chức tôn giáo 'không xen vào chính trị.'
Điều này không nhất thiết có nghĩa là người Cơ-Đốc Tin Lành không dự phần trong cuộc đấu tranh chính trị của xứ. Họ thật đã có tham dự, nhưng không như là đại biểu của Hội thánh Tin Lành Việt-nam nhưng chỉ như một công dân trong quốc gia mình.
Vị Tư lệnh Thủy quân Lục chiến đã chỉ huy cuộc tấn công dinh độc lập trong cuộc cách mạng 1.11.1963, lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm là thuộc viên Hội thánh Tin Lành Việt-nam. Bởi ngộ nhận ông là Phật tử sốt sắng đã dự phần vào trong phong trào Phật giáo đấu tranh chống lại những biện pháp áp bức của ông Diệm và Nhu, một đoàn Phật tử được phái đến để khen ngợi vị tư lệnh, cùng với các sĩ quan khác, và trao tặng ông huy hiệu Phật tử cao quí. Phái đoàn phải hoàn toàn kinh ngạc thấy rằng ông quả quyết mình là người Tin Lành, tuy nhiên, ông cũng thanh nhã nhận lấy huy hiệu đã trao tặng.
Tướng Dương văn Đức, liên hệ sâu xa với cuộc chỉnh lý đã đem tướng Nguyễn Khánh lên cầm quyền tháng 1.1964 và là tư lệnh quân khu 4 thuộc miền châu thổ sông Cửu Long, đã lãnh đạo cuộc đảo chánh bất thành ngày 13.9.1964 trong việc thử lật đổ tướng Nguyễn Khánh là một người Tin Lành khác, nhưng không bao giờ chính thức giao thiệp với Hội thánh Tin Lành Việt-nam.
Khi tình hình chính trị suy đồi và từ chính phủ này đến chính phủ khác bị đổ nhào bởi một chuỗi các cuộc biểu tình do các nhóm Phật giáo hay Công Giáo Lamã lãnh đạo, sự không làm chính trị của Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã được nhiều đoàn thể khen ngợi vì thế đứng đúng đắn của Hội thánh. Joseph Buttingger trong tác phẩm sử học của ông nhan đề “Việt-nam, Con Rồng Dàn Trận” đã liệt kê Hội thánh Tin Lành Việt-nam giữa vòng các cơ quan tôn giáo giúp định cư những người tị nạn trong cuộc di cư ngằm 1954-55. Trước cảnh khốn khổ và hủy phá do chiến tranh gây nên, Hội thánh Tin Lành Việt-nam giữ vai trò ngày càng tích cực trong việc an sinh xã hội và công tác cứu trợ. Các đại diện Hội thánh thường có mặt tại nơi nào xảy ra thiên tai, chia xẻ với đồng bào điều họ có thể gom góp từ giáo dân họ, lắm khi phải hi sinh quyên trợ, vì hầu hết là những người nghèo, cũng có nhiều người đang đau khổ bởi cùng một tai họa.
Dầu các Cô-nhi viện, bịnh viện, chẩn y viện, bịnh viện phung, các trường huấn nghệ cho các trẻ em nghèo và nạn nhân chiến cuộc đều tương đối là những địa hạt mới cho các đại lý Tin Lành, những tổ chức này đã đóng góp một phần đáng kể vào sự an sinh của quốc dân, làm nhẹ bớt nỗi đau khổ của hàng ngàn kẻ mồ côi và điều trị hàng trăm ngàn bịnh nhân, kể cả người Kinh lẫn người Thượng, họ không thể nào nhận được đầy đủ sự chăm sóc y tế bằng cách khác.
Giới lãnh đạo của Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã nhiều lần nhấn mạnh rằng công tác đầu tiên của họ là 'giảng Tin Lành'. Tuy nhiên, thật sự vẫn là Hội thánh đã bị lôi cuốn vào một công tác xã hội rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau và được biết đến bởi các tầng lớp dân chúng Việt-nam, vì các chức việc này cũng như các sứ điệp và thực hành đạo đức và thuộc linh.
Hiệu quả của Hội thánh Tin Lành Việt-nam như một lực lượng cộng đồng trong một xã hội đã nổi bật lên giữa vòng người Thượng, vốn là những bộ lạc hiếu chiến, nổi danh về sự săn huyết, đã thay đổi cả cách sống của họ chẳng những như những cá nhân mà còn như những cộng đồng, vì làng này đến làng khác đã chịu sự thay đổi quyết liệt có quan hệ đến cơ cấu xã hội, phong tục tập quán, giáo dục, điều kiện vệ sinh,… Và trong phương thức thay đổi này, vị truyền đạo trong làng Thượng là thủ lãnh. Thật thế, nhiều cuộc cải cách kết quả từ đức tin Cơ-Đốc.
Nhiều bộ lạc trong vùng cao nguyên Trung Việt đã bị quấy rầy bởi một phương thức tài phán từ thuở xa xưa mệnh danh là 'xử án bằng thử thách', Khi một người được giả định là thuộc về một 'thị tộc ma quái' hoặc có quyền gây bịnh hoạn cùng chết chóc, người ấy phải ra trước tòa án làng, người ấy tức thì phải chịu thử thách trước các thần, sau một nghi thức mà người ấy thờ cúng và dâng tế lễ cho thần, người ấy cầm cục chì đang chảy trong tay trần hoặc nhúng tay vào sáp đang sôi, chứng cớ vô tội là hai bàn tay không phỏng. Khi vết phỏng đã được chứng quyết, người ấy buộc phải trả cho kẻ tố cáo một con trâu, gà và những chó quí. Trong trường hợp người tố cáo không hài lòng, hoặc trường hợp kể như nghiêm trọng, bị can phải trải qua một cơn thử nghiệm khác. Mục sư Gordon Smith đã mô tả thử thách này trong cuốn sách của ông, nhan đề “Kẻ Săn Huyết” như sau:
'Cùng với người tố cáo ông, người bị kể là 'mtac' (bằng tiếng Ra-đê) hoặc người có quyền gây bịnh hoạn, chết chóc, được dẫn đến một dòng suối. Người nào có thể lặn hụp dưới nước lâu nhất được kể là thắng cuộc. Nếu kẻ tố cáo nhô đầu lên, người bị tố cáo được trả tự do và được trả một con trâu hoặc món chi đó đền bù cho sự khuấy rầy. Nếu người nhô đầu lên trước kẻ tố cáo, người ấy tức thì bị chặt đầu. Chính bà con người ấy là kẻ đầu tiên phải thấy hắn bị giết..
Trong địa phận người Kơho, nơi 1/7 dân chúng là người Cơ-Đốc Tin Lành theo ước lượng của chính quyền, phương thức này bị hủy bỏ trong mỗi làng người Tin Lành chiếm ưu thế. Tuy nhiên, tập quá này được thịnh hành giữa các bộ lạc, chỉ bãi bỏ vào cuối thập niên 1950. Năm 1965, hai truyền giáo báo cáo một biến cố có thể phản ánh ảnh hưởng đang lên của cộng đồng Tin Lành trên xã hội người Thượng.
Mới đây, để làm nguôi giận của những người bộ lạc bất qui phục (phần lớn là người Ra-đê của tỉnh Banmêthuộc, chính phủ thông qua 1 đạo luật cho dân bộ lạc thực hành việc xét xử bằng thử thách. Nghe tin này trong một cuộc nhóm hằng tháng, các truyền đạo Kơho (vùng Đàlạt) đã gởi một đơn kháng nghị, chính phủ phải cứu xét lại và rút nghị định về.
Một trong những đóng góp của Hội thánh Tin Lành Việt-nam đã làm là trong lãnh vực ngôn ngữ. Tiếng Bru (trước kia gọi là Khaleu) và tiếng Katu được ghi viết thành chữ bởi quí ông Ngô văn Lái và Kiều Toản, tương đối vào đầu năm thập niên 1940. Các truyền giáo Việt-nam cộng tác với Mục sư H. A. Jackson để đặt ra chữ Kơho và được chính thức công nhận và sử dụng bởi chi phái Kơho và các phân chi phái ấy từ thập niên 1930. Một giáo sĩ Liên Hiệp khác, với sự giúp đỡ của mấy người Việt-nam, đã thành công trong sự biên tiếng Hrê thành chữ Việt được sử dụng có hiệu quả bởi các giáo sĩ của Cơ-Đốc Toàn Cầu Truyền Giáo Hội tại tỉnh Quảng Ngãi. Các truyền giáo Việt-nam cũng giúp nhân viên Hội Ngôn Ngữ học và Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp trong công tác kỳ diệu là duyệt lại và hoàn chỉnh mấy thứ chữ viết của bộ lạc và quan hệ hơn, dạy hàng văn người Thượng đọc và viết hàng chục thứ chữ chuẩn bị bởi các nổ lực hiệp đồng của tất cả các sở truyền giáo và văn hóa Tin Lành trong xứ.

 




[1]  Hiến pháp Việt-nam Dân chủ Cộng hòa (1960) điều khoản 26
[2]  Những hình chụp hai Hội đồng Hội thánh miền Bắc nhóm năm 1962 và 1963 tại Hà-nội.
[3]  Những hình chụp giáo sư và đoàn học viên 2 khóa 1961-62, 1962-63.
[4]  Phòng Tuyên úy Phật giáo không được tổ chức cho đến sau sự lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm năm 1963.
[5]  Ðoàn Tuyên úy Tin Lành ‘Khai trình công việc Chúa năm 1962’ (1963) t.13. Lược trình hoạt động năm 1968 và Ðệ I lục cá nguyệt 1969 (1969).t.12 tt
[6]  Mục sư Phan văn Hiệu và ông Võ Ngọc Kỳ đã lãnh đạo Hội thánh Ðà-nẵng trong chương trình giữa thập niên 1950. Năm 1960, nhà trường trở nên hoàn toàn tự lập, còn trường Ðàlạt do quí cô Nguyễn thị Bảy và Nguyễn thị Hạnh đứng đầu